Tiêu Tết thời COVID: Đừng tự gây áp lực cho mình bằng cách "đua đòi"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Với nhiều bạn trẻ, tiêu Tết thời COVID dù ít hay nhiều thì vẫn đủ đầy bởi được sum vầy bên gia đình. Vì vậy, giới trẻ không nên tự gây áp lực cho mình mà cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể, hợp lý và phù hợp với thu nhập cá nhân.

25 triệu đồng dùng đủ cho 2-3 cái Tết

Thay điện thoại mới giá 20 triệu đồng là điều mà Lê Duy Hiếu (23 tuổi, Thanh Hóa) dự định thực hiện vào dịp cuối năm, sau khi nhận tiền thưởng Tết từ công ty. Thế nhưng cận kề Tết Nguyên đán, chàng trai công tác trong lĩnh vực công nghệ phải hủy bỏ kế hoạch mua sắm cho riêng mình. Quà biếu gia đình, lì xì bố mẹ và em gái là dự định chi tiêu của anh chàng trong dịp Tết năm nay.

“Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập của tôi bị sụt giảm, khoản thưởng Tết cũng không quá cao nên tôi chấp nhận cắt giảm chi tiêu cá nhân để dành tiền biếu bố mẹ, lì xì lấy may cho em út" - Duy Hiếu nói.

 

 Duy Hiếu dành phần nhiều tiền thưởng Tết để biếu bố mẹ. Ảnh: NVCC
Duy Hiếu dành phần nhiều tiền thưởng Tết để biếu bố mẹ. Ảnh: NVCC


Thay vì sử dụng toàn bộ số tiền mình có dành cho việc chi tiêu cá nhân như mua sắm quần áo, đồ công nghệ, Duy Hiếu dự định năm nay chỉ để ra 10 triệu đồng để tiêu Tết. Kế hoạch của anh chàng là sử dụng 5 triệu đồng biếu bố mẹ sắm sửa đồ dùng trong Tết, 2 triệu đồng lì xì bố mẹ, 1,5 triệu đồng mua sắm quần áo, số tiền còn lại để lì xì lấy may cho em út.

"Năm nay dịch bệnh nên mình hạn chế đi chơi và dành thời gian cho gia đình. Thấy các bạn bỏ ra 25 - 30 triệu để tiêu Tết còn sợ thiếu mình thấy khá bất ngờ. Số tiền đó phải dùng đủ cho 2-3 cái Tết" - Duy Hiếu nói.

3 triệu là đủ

Quyết định "nhảy việc" trong những tháng giáp Tết, Lê Thị Thúy (22 tuổi, Hưng Yên) chỉ nhận được lương thử việc trong thời gian qua, đủ trả tiền nhà và tiền sinh hoạt phí. Vì vậy, khoản tiền thưởng Tết "động viên" cuối năm và số tiền Thúy dành dụm sẽ dành để biếu bố mẹ. Theo kế hoạch, bạn trẻ mới ra trường chỉ tiêu hết 3 triệu đồng.

"2 triệu đồng biếu bố mẹ, 500.000 đồng lì xì mấy đứa nhỏ đến nhà, dịch bệnh mình không đi đâu, quần áo thì mua sắm cả năm rồi nên không cần mua mới. Thêm 500.000 đồng tiền mua đồ dùng nữa là đủ Tết" - Thúy nói.

 

Dịp Tết Nguyên đán 2022, Thúy dành nhiều thời gian bên gia đình. Ảnh: NVCC
Dịp Tết Nguyên đán 2022, Thúy dành nhiều thời gian bên gia đình. Ảnh: NVCC


Với Thúy, Tết là về với gia đình với bố mẹ. Cả năm có nhiều kỳ nghỉ khác, có cả nghỉ phép nên sẽ đi du lịch vào dịp đó, Tết nên ở cùng bố mẹ. Hơn nữa, dù tiêu nhiều tiền hay ít tiền thì với Thúy, Tết vẫn luôn đủ đầy.

"Thiếu vài cái bánh chưng nhưng được cùng cả nhà gói bánh chưng thì vẫn đủ. Thiếu cân giò lụa thì bố tự gói giò xào. Năm nào bố mẹ cũng tự nuôi gà ăn Tết. Đi học, đi làm xa nhà lâu ngày, Tết không còn là quần áo mới, không còn là pháo hoa, không còn là bánh chưng nữa. Tết đủ là khi có cả gia đình cùng nhau làm mọi thứ.

Vì vậy, hãy tiêu tiền sao cho cân bằng với số tiền mình có và đảm bảo cho cả sau Tết còn tiền để sinh hoạt" - Thúy chia sẻ.

Đừng tự gây áp lực cho mình

Công tác trong lĩnh vực truyền thông, Nguyễn Thị Ngọc Anh (22 tuổi, Thái Bình) cảm thấy việc chi tiêu của các bạn trẻ trong vài ngày Tết lên đến 25 triệu đồng là quá nhiều.

Theo Ngọc Anh, hiện nay, cuộc sống ngày thường khá đầy đủ về mặt vất chật, không giống trước đây, chỉ ngày Tết mới có mâm cao cỗ đầy, gạo thịt, áo mới. Vì vậy, không cần thiết phải sắm sửa quá nhiều gây thừa thãi, lãng phí.

"Đồng ý có thể mức chi tiêu cho ngày Tết cao điểm hơn so với ngày thường. Nhưng cần có kế hoạch cụ thể, hợp lý và phù hợp với thu nhập của bản thân" - Ngọc Anh nói.


 

Thay vì đi du lịch như các năm trước, Ngọc Anh dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Ảnh: : NVCC (chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19).
Thay vì đi du lịch như các năm trước, Ngọc Anh dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Ảnh: NVCC (chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19).


Với bạn trẻ 22 tuổi, Tết là khoảng thời gian để tận hưởng, để thư giãn. Có người lấy việc dành thời gian ở bên người thân là tận hưởng, có người lại thấy đi tiêu tiền mới là tận hưởng. Tuy nhiên, cần chi tiêu hợp lý để tránh trở thành "con nợ".

Vạch kế hoạch chi tiêu cho dịp Tết Nguyên đán, Ngọc Anh lấy ví dụ số tiền lương cộng thưởng tháng này là 100%, 50% mang tiền về cho ba mẹ, 10% mua sắm cho bản thân, 10% tiêu vặt trong Tết (mua quà, lì xì cho cháu chắt, đi chơi bạn bè), 5% biếu ông bà và 25% còn lại là khoản dự phòng đề phòng phát sinh trong cũng như sau Tết.

 

https://laodong.vn/gia-dinh-hon-nhan/tieu-tet-thoi-covid-dung-tu-gay-ap-luc-cho-minh-bang-cach-dua-doi-996393.ldo

Theo Thiều Trang (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.