Tiếp tục và nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí, tín dụng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Từ kết quả thảo luận, nắm bắt tình hình của 16 tổ chức, hiệp hội trong nửa đầu tháng 8 vừa qua, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng phản ánh khó khăn, thách chức của doanh nghiệp (DN), doanh nghiệp tư nhân và đã có đề xuất nói trên.

 Gặp mặt, đối thoại và tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2022 với hơn 50 DN đang SXKD tại KCN Trà Đa- TP. Pleiku. Ảnh: Hà Duy
Gặp mặt, đối thoại và tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2022 với hơn 50 DN đang SXKD tại KCN Trà Đa- TP. Pleiku. Ảnh: Hà Duy

“Các DN vừa và nhỏ, hộ kinh doanh chiếm tới 95% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam. Nếu không giải quyết cho vay tín dụng thì các DN, hộ kinh doanh sẽ có nguy cơ phá sản”-báo cáo của Ban IV nhìn nhận.

Ban IV cho biết các hiệp hội, DN bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối vào sự điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, nhất là chỉ đạo “nắm chắc tình hình, dự báo sát diễn biến” để “phản ứng chính sách nhanh”. Tuy nhiên, kể cả DN thành lập mới và DN quay lại hoạt động, 6 tháng đầu năm đã chống chọi, duy trì hoạt động nhưng rất cần sự trợ lực về tài chính cho hoạt động và phục hồi. Bởi, hiện tại các DN thiếu vốn lưu động do thời gian bị dịch không có hoặc ít doanh thu nhưng  vẫn phải đảm bảo chi trả nợ, lãi ngân hàng và các khoản chi phí khác.

Bên cạnh là chi phí đầu vào sản xuất tăng cao, trong khi lợi nhuận, số lượng, đơn hàng đầu ra giảm sút. Chính sách thắt chặt tài chính, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế dẫn đến hàng hóa Việt Nam xuất khẩu thấp. Đồng Việt Nam mạnh hơn so với một số đồng tiền của thị trường chủ yếu cũng khiến DN chịu bất lợi khi thu về đồng tiền của nước ấy .

DN còn khó khăn khi tiếp cận vốn vay, nhất là DN vừa và nhỏ giá trị tài sản thế chấp thấp. Dòng tiền tự thân của các DN nhỏ và không ổn định nên không thỏa mãn điều điều kiện vay vốn hỗ trợ, ưu đãi, vốn trung-dài hạn. Rồi thời gian vừa qua, ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng…

Ban IV đề nghị lúc này cần có biện pháp kiểm soát mức tăng lạm phát hợp lý để nới room tín dụng nhằm hỗ trợ DN và hộ kinh doanh. Nếu không năm tới có thể xảy ra phá sản với các DN, hộ kinh doanh, kéo theo suy thoái kinh tế còn nguy hiểm hơn lạm phát.

Đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ DN về thuế, phí, tín dụng. Chính phủ chỉ đạo, điều hành đẩy mạnh các gói hỗ trợ kinh tế bao gồm gói bù lãi suất bổ sung 40 nghìn tỷ đồng, giải ngân gói đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 113.050 tỷ đồng cho mục tiêu phục hồi kinh tế nhanh. Ngân hàng Nhà nước nâng trần tín dụng các ngân hàng thương mại để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ như du lịch, công nghiệp, xuất nhập khẩu, nông lâm thủy sản bên cạnh kiểm soát chặt dòng tiền đổ vào các kênh đầu tư nhiều rủi ro.

 

THẤT SƠN  (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.