Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 22-1 Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2018 triển khai nhiệm vụ năm 2019. Ông Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự chỉ đạo hội nghị.
Trong năm 2018, tổng giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 27.054,7 tỷ đồng, bằng 100,03% kế hoạch, tăng 5,5% so với năm 2017. Trong đó tổng diện tích gieo trồng ước đạt 535.364 ha, đạt trên 100% kế hoạch, sản lượng lương thực đạt 569.990 tấn, tăng 0,65%, thủy sản ước đạt 6.089 tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2017. Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, trang trại tập trung; đặc biệt, đã thu hút được 10 dự án đầu tư vào chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng.
Công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh có chuyển biến rõ nét khi các cơ quan chức năng đã phát hiện 615 vụ vi phạm, giảm 183 vụ  so với cùng kỳ. Đã xử lý hành chính 467 vụ, hình sự 25 vụ, tịch thu 1.163,64 m3 gỗ các loại, thu nộp phạt vào ngân sách nhà nước trên 3,6 tỷ đồng. Người dân các địa phương và chủ rừng đã trồng được 6.211 ha rừng, đạt 88,7% kế hoạch. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến nay đã có 49 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hiện đang thẩm định hồ sơ 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là 60 xã, đạt tỷ lệ 32,6%...
Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp
Tuy nhiên, trong năm qua, giá cả một số mặt hàng chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su… xuống thấp ảnh đã hưởng đến thu nhập của người nông dân và các nhà máy chế biến. Tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra; nhiều Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đang còn gặp nhiều khó khăn...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên biểu dương những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp trong năm 2018; đồng thời đề nghị ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên để định hướng sản xuất và chủ động phòng-chống thiên tai xảy ra. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020. Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Chính phủ về phát triển nông nghiệp. Triển khai các kế hoạch lớn của ngành, như: liên kết xây dựng cánh đồng lớn; trồng rừng; tưới nước tiết kiệm; tái canh cà phê; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp sạch… 
Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.