Tiến sĩ giáo dục mầm non nói về thế mạnh khi nam sinh theo nghề nuôi trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tiến sĩ Nguyễn Thị Triều Tiên (giảng viên Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng) chỉ ra những thế mạnh, cơ hội việc làm của nam sinh khi theo học ngành giáo dục mầm non.

"Tất cả ngành nghề nam nữ đều có thể làm, trừ giáo viên mầm non"!

Những ngày qua, đã nhiều ý kiến tranh cãi sau khi Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng thưởng 5 triệu đồng cho nam sinh viên đăng ký học ngành giáo dục mầm non. Đa số ý kiến cho rằng ngành này vốn chỉ phù hợp với nữ giới.

Nhiều phụ huynh lên tiếng cho biết không thích một giáo viên nam dạy con mình, đa số đều sợ thầy giáo chăm các bé ăn uống không khéo bằng cô giáo, thiếu sự kiên nhẫn, dịu dàng. Thậm chí có phụ huynh đưa ra quan điểm "thẳng thừng từ chối thầy giáo" lo chuyện vệ sinh hằng ngày cho bé gái.

"Nam giáo viên mầm non, tiểu học là không thích rồi. Con trai thì không sao, con gái cho đi học không an tâm tí nào. Giờ cái gì cũng có thể xảy ra", một người có tên Thu Hà Đám nêu quan điểm trên mạng xã hội khi bàn về vấn đề này.

"Với tôi, tất cả ngành nghề nam nữ đều có thể làm, trừ giáo viên mầm non", cũng trên mạng xã hội, người có tên Vân KyuMin viết.

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng không nên định kiến giới tính. "Các cô vẫn vệ sinh cho các học sinh nam... Sao lại phân biệt lạ thế?", một người tên Nguyễn Hải Yến đặt câu hỏi.

Nhìn chung, các phụ huynh đều có tâm lý rất nhiều thứ cần bàn tay cô giáo, trong khi thầy giáo "sức dài vai rộng" sợ rằng khó thay thế được.

Định kiến nghề nghiệp, về giới vẫn còn rất lớn trong xã hội

Ngày 26.4, trao đổi với PV Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Thị Triều Tiên (giảng viên khoa Giáo dục mầm non, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng) cho rằng những ngày qua dư luận có nhiều ý kiến khác nhau về việc nam sinh theo học ngành giáo dục mầm non cho thấy định kiến nghề nghiệp, về giới vẫn còn rất lớn trong xã hội.

Các bé Trường mầm non Cô Tiên Xanh biểu diễn văn nghệ. ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Các bé Trường mầm non Cô Tiên Xanh biểu diễn văn nghệ. ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

"Số tiền 5 triệu đồng nhà trường thưởng cho nam sinh đăng ký theo học ngành mầm non là một món quà nhằm ghi nhận, động viên các bạn nam đã dám vượt lên định kiến, những suy nghĩ mặc định rằng nữ mới học mầm non. Tôi ủng hộ người trẻ vượt qua những rào cản đó để quyết định theo đuổi đam mê, ước mơ của bản thân", tiến sĩ Triều Tiên nói.

Sau gần 20 năm đào tạo các thế hệ thầy cô giáo mầm non của Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, tiến sĩ Nguyễn Thị Triều Tiên còn gắn bó với trẻ mầm non tại Trường mầm non Cô Tiên Xanh (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng).

Tiến sĩ Nguyễn Thị Triều Tiên (giảng viên khoa Giáo dục mầm non, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng) tham gia chương trình "Chúng ta làm gì cho trái đất". Ảnh NVCC

Tiến sĩ Nguyễn Thị Triều Tiên (giảng viên khoa Giáo dục mầm non, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng) tham gia chương trình "Chúng ta làm gì cho trái đất". Ảnh NVCC

Bám nghề mầm non thời gian dài, kinh qua nhiều vị trí khác nhau, tiến sĩ Triều Tiên cho rằng đối với nam hay nữ, để theo nghề nuôi dạy trẻ thì điều đầu tiên cần có chính là tình yêu trẻ nhỏ.

"Nhiều người nghĩ rằng thi vào ngành mầm non thì thí sinh phải có năng khiếu như đàn, hát, vẽ, múa… Nhưng thật ra các bạn nhỏ mầm non không chỉ học năng khiếu, các con cũng có học toán, khám phá khoa học, vật lý, văn học, thể chất. Vì vậy, rất cần thầy giáo cùng các con trải nghiệm, khám phá", tiến sĩ Triều Tiên nhấn mạnh.

"Bé mầm non chào thầy bằng chú"

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Triều Tiên, hiện nay môi trường giáo dục và nhất là mầm non rất cần sự cân bằng giữa nam và nữ.

"Hiện rất nhiều trường mầm non 'vắng bóng' thầy giáo. Chúng ta đang hướng đến cân bằng, bình đẳng giới, các con cần môi trường giáo dục có đầy đủ thầy cô giáo. Vì vậy, việc khuyến khích các nam sinh theo học ngành giáo dục mầm non là cần thiết", tiến sĩ Triều Tiên nêu quan điểm.

Tiết học vui vẻ tại Trường mầm non Cô Tiên Xanh khi có sự xuất hiện đầy đủ của cả cô giáo, thầy giáo. ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Tiết học vui vẻ tại Trường mầm non Cô Tiên Xanh khi có sự xuất hiện đầy đủ của cả cô giáo, thầy giáo. ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Nhớ lại một kỷ niệm tại trường mầm non, tiến sĩ Nguyễn Thị Triều Tiên kể khi thấy thầy giáo thể chất lần đầu lên lớp dạy ở khu vực ngoài sân, các cháu đã đồng loạt vòng tay và "chào chú". "Có cháu thì ậm ừ như đang suy nghĩ, tìm kiếm một lời chào hợp lý hơn… Với các con, cô giáo đã quá gần gũi nhưng thầy giáo thì chưa được chào bao giờ. Đây là một kỷ niệm, cũng là điều mà những người làm giáo dục như chúng tôi cảm thấy cần phải thay đổi suy nghĩ để các con được phát triển trọn vẹn nhất", tiến sĩ Triều Tiên nói.

Vượt qua định kiến để đến thành công

Tiến sĩ Triều Tiên cho biết đã có rất nhiều thầy giáo là bạn học của mình vượt qua định kiến về giới, nghề nghiệp để đi theo đam mê, thực hiện ước mơ làm giáo viên mầm non.

"Hiện tôi có nhiều bạn nam rất thành công trên lĩnh vực giáo dục mầm non. Các thầy đã quyết tâm vượt qua tất cả định kiến để đứng lớp và hiện đã là chủ của một chuỗi giáo dục mầm non", tiến sĩ Nguyễn Thị Triều Tiên tâm sự.

Trẻ em thích thú trải nghiệm vườn rau, khám phá thế giới cùng thầy giáo. ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP
Trẻ em thích thú trải nghiệm vườn rau, khám phá thế giới cùng thầy giáo. ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Theo tiến sĩ Triều Tiên, nghề giáo viên mầm non tuy vất vả, hy sinh thời gian, công sức nhưng khi đến với nghề bằng cái tâm, bằng sự đam mê thì chướng ngại nam - nữ sẽ được xóa đi.

"Các bạn nam có nguyện vọng theo nghề giáo viên mầm non, hãy cứ mạnh dạn, tự tin theo đuổi... Nghề nào cũng cao quý, khi chúng ta biết tạo ra giá trị và nghề sẽ theo ta cả đời. Vì vậy, hãy đến với nghề khi thật sự yêu thích. Nếu bạn nam học ngành giáo dục mầm non thì từ đi học cho đến đi làm hầu hết đều sẽ nhận được sự giúp đỡ, yêu thương từ thầy cô hay đồng nghiệp", tiến sĩ Nguyễn Thị Triều Tiên gửi gắm.

Có thể bạn quan tâm

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

(GLO)- Để phòng ngừa cháy nổ, các trường THPT trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư lắp đặt thiết bị, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định và tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra cho đội ngũ giáo viên và học sinh.

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.