Tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2021-2022, thời tiết sẽ diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất lớn. Đặc biệt, toàn tỉnh hiện có hơn 216.153 ha rừng nguy cơ cháy rất cao. Vì vậy, các ngành, địa phương và chủ rừng chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Nguy cơ cháy còn cao

Trong mùa khô năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 10 vụ cháy rừng với diện tích bị cháy hơn 177 ha. Trong đó, cháy lướt thực bì không ảnh hưởng đến cây rừng 21,44 ha và cháy 143,53 ha rừng trồng nhưng chưa thành rừng. Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2021-2022, thời tiết sẽ diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất lớn. Đặc biệt, toàn tỉnh hiện có hơn 216.153 ha rừng nguy cơ cháy rất cao.

Huyện Chư Păh có đến 14 vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng với diện tích hơn 6.782 ha. Trong đó, các đơn vị chủ rừng quản lý 10 vùng trọng điểm cháy với diện tích hơn 3.754 ha; các xã, thị trấn hơn 3.028 ha ở 4 vùng trọng điểm cháy. Nguyên nhân được xác định là do diện tích rừng gần khu dân cư, các tuyến đường liên thôn, liên xã và khu vực rẫy của người dân, nhất là một số diện tích rừng trồng có nguy cơ cháy rất cao vào mùa khô. Mùa khô 2020-2021, trên địa bàn huyện đã xảy ra 2 vụ cháy rừng tại tiểu khu 229 (xã Hòa Phú) thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ khiến14,29 ha rừng trồng năm 2015 thiệt hại 10,5%.

 Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách Ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang phát dọn thực bì rừng trồng. Ảnh: Nguyễn Diệp
Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách Ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang phát dọn thực bì rừng trồng. Ảnh: Nguyễn Diệp


Ông Nguyễn Thế Tuấn Kiệt-Phó Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ-cho biết: Vào mùa khô, đơn vị có khoảng 2.000 ha rừng trồng nằm trong vùng dễ cháy. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), đơn vị đã làm được 19,4 km đường ranh cản lửa, kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR, ký kết quy chế phối hợp với các địa phương có diện tích rừng của đơn vị như: Chư Păh, Ia Grai và TP. Pleiku. Bên cạnh đó, đơn vị thành lập 5 điểm chốt và 1 trạm quản lý bảo vệ rừng tại núi Hàm Rồng (TP. Pleiku) túc trực 24/24 giờ. Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 không thể tập trung đông người, đơn vị tổ chức tuyên truyền trên loa truyền thanh và ô tô lưu động để người dân biết và chấp hành nghiêm quy định PCCCR.

Tương tự, ông Phạm Thành Phước-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly-thông tin: Đơn vị hiện đang quản lý hơn 11.497 ha rừng tự nhiên và gần 1.186 ha rừng trồng. Ban cũng đã xác định một số vùng có nguy cơ xảy ra cháy cao, nhất là rừng trồng hết chu kỳ chăm sóc cơ bản tại các tiểu khu 213, 215, 217, 219, 222… Căn cứ kế hoạch PCCCR cấp trên, đơn vị đã xây dựng phương án PCCCR, tổ chức tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết an toàn lửa rừng. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là kinh phí PCCCR chưa đáp ứng yêu cầu trong xử lý thực bì, làm đường ranh cản lửa. Bên cạnh đó, lâm phần rộng nên khó kiểm soát người dân ra vào rừng săn bắn, sử dụng lửa trong rừng.

Phòng cháy là chính

Nhằm chủ động trong công tác PCCCR, giảm thiệt hại do cháy rừng gây ra trong mùa khô 2021-2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1734/KH-UBND và Công văn số 1851/UBND-NL chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp PCCCR mùa khô 2021-2022; Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng đã có công văn chỉ đạo cơ quan chuyên môn và chủ rừng triển khai thực hiện quyết liệt nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng cháy rừng.

 Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ tuyên truyền lưu động công tác PCCCR trong mùa khô 2021-2022. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ tổ chức tuyên truyền lưu động về công tác PCCCR trong mùa khô 2021-2022. Ảnh: Nguyễn Diệp


Từ đầu năm đến nay, lực lượng Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng đã tổ chức 350 đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCCR với hơn 24 ngàn lượt người tham gia, 40 ngàn hộ dân sinh sống gần rừng ký cam kết an toàn lửa rừng, phát đốt trước có điều khiển 16.590 ha, xây dựng 168 km đường ranh cản lửa, làm mới và tu sửa 1.500 biển báo và mua sắm dụng cụ PCCCR… Ông Bùi Quang Thịnh-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Păh-cho biết: Để hạn chế thấp nhất tình trạng cháy rừng trong mùa khô 2021-2022, đơn vị đã tham mưu UBND huyện kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện, bố trí lực lượng tuần tra canh gác lửa rừng ở các vùng trọng điểm cháy tại các cụm Chư Đang Ya, Ia Khươl, Ia Dreng nhằm kiểm soát chặt chẽ các đối tượng mang lửa vào rừng. Tổ chức tuyên truyền, ký cam kết an toàn lửa rừng và cài đặt phần mềm “Hotspot GLA” theo dõi phát hiện sớm cháy rừng trên địa bàn.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Duy Lân-Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh-cho biết: Khi bước vào mùa khô, các đơn vị chủ rừng tập trung phát dọn thực bì, làm đường ranh cản lửa; đồng thời củng cố Ban Chỉ huy PCCCR các cấp và bố trí lực lượng túc trực 24/24 giờ. Trước những dự báo về điều kiện thời tiết sẽ khắc nghiệt trong mùa khô 2021-2022, Chi cục chủ động phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh thông báo cấp cháy rừng trên địa bàn tỉnh để người dân, chính quyền các cấp và chủ rừng chủ động PCCCR nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

“Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh) kiểm tra, đôn đốc các Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện, các đơn vị chủ rừng thực hiện các biện pháp PCCCR. Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên không tổ chức diễn tập PCCCR cho các lực lượng và chủ rừng. Mới đầu mùa khô nhưng diễn biến thời tiết bắt đầu khắc nghiệt nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Vì vậy, biện pháp tối ưu nhất hiện nay phòng là chính”-Phó Chi cục trưởng thông tin.

 

 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null