Tỉ phú Elon Musk dọa lập đảng mới nếu Quốc hội Mỹ duyệt dự luật chi tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tỉ phú Elon Musk đã đưa ra một cảnh báo cứng rắn trong bối cảnh Thượng viện Mỹ tranh luận về phiên bản mới nhất của 'Dự luật lớn và đẹp' được Tổng thống nước này Donald Trump hậu thuẫn trước cuộc bỏ phiếu cuối cùng.

Viết trên nền tảng X ngày 30.6, tỉ phú Elon Musk cho hay: "Nếu dự luật chi tiêu điên rồ được thông qua, đảng nước Mỹ sẽ được thành lập vào ngày hôm sau. Đất nước chúng ta cần một sự thay thế cho đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa để người dân thực sự có tiếng nói".

"Mọi thành viên Quốc hội Mỹ đã vận động cắt giảm chi tiêu của chính phủ rồi ngay lập tức bỏ phiếu cho mức tăng nợ lớn nhất trong lịch sử nên cúi đầu xấu hổ. Và họ sẽ thua cuộc bầu cử sơ bộ vào năm tới, nếu đó là điều cuối cùng tôi làm trên trái đất này", CNN dẫn một bài viết khác của ông Musk trên X, nhắc đến bầu cử giữa kỳ năm 2026.

Tổng thống Trump dọa cắt tài trợ, tỉ phú Elon Musk thách thức sau tranh cãi về dự luật "to đẹp"

Trong nhiều tuần qua, vị tỉ phú giàu nhất hành tinh liên tục chỉ trích dự luật thuế và chi tiêu được Tổng thống Mỹ Donald Trump hậu thuẫn, gây ra rạn nứt trong quan hệ giữa 2 người. Trong một loạt bài đăng X vài tuần trước đó, tỉ phú Musk đã đề xuất thành lập một đảng chính trị mới tại Mỹ.

Ông Musk cho rằng các khoản chi tiêu trong phiên bản dự luật thuế và chi tiêu mới nhất sẽ làm tăng trần nợ của Mỹ lên mức kỷ lục 5 nghìn tỉ USD. Theo ước tính của Văn phòng Ngân sách quốc hội Mỹ ngày 29.6, dự luật mới sẽ làm tăng thêm gần 3,3 nghìn tỉ USD vào thâm hụt ngân sách Mỹ trong thập niên tới.

Tỉ phú Elon Musk tham dự một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 30.5.2025
Tỉ phú Elon Musk tham dự một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 30.5.2025

Bên cạnh việc xóa bỏ các ưu đãi thuế hiện có, phiên bản dự luật thuế và chi tiêu mới nhất sẽ tạo ra một loại thuế mới đối với các dự án năng lượng bền vững trong tương lai, bao gồm năng lượng gió và năng lượng mặt trời, theo The Hill.

Tỉ phú giàu nhất thế giới đã không đồng tình với dự luật trên. "Nó mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp truyền thống, nhưng lại gây tổn hại nghiêm trọng đến các ngành công nghiệp trong tương lai", ông Musk cho hay hôm 28.6.

Trong khi đó, Nhà Trắng đã lập luận rằng dự luật trên giúp "cắt giảm thâm hụt" và nợ, đồng thời "giải phóng tăng trưởng kinh tế". Tổng thống Trump lập luận dự luật sẽ đem lại tăng trưởng kinh tế đáng kể, từ đó bù đắp cho việc thiếu các nỗ lực cắt giảm chi tiêu, và mong muốn nó được thông qua trước ngày 4.7.

Bình luận về bài viết của tỉ phú Musk, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Jim Justice cho biết: "Bạn biết đấy, chúng ta nên biết ơn vì công việc mà ông ấy đã làm. Nhưng tôi chắc chắn ông Elon Musk có cái tôi thực sự, và đôi khi cái tôi có thể gây ra xung đột".

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Joni Ernst cho hay: "Tôi thực sự đánh giá cao những gì ông Elon Musk đã làm với công việc Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE), và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với nhiều gói chính sách khác nhau. Nhưng cuối cùng, điều chúng tôi cũng không muốn là khoản tăng thuế 4,3 nghìn tỉ USD đối với người nộp thuế tại Mỹ".

Theo Trí Đỗ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null