Thực phẩm "vàng" cho người cao huyết áp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện nay, số người mắc bệnh cao huyết áp ngày càng tăng. Để hạn chế tình trạng uống thuốc tràn lan, chúng ta nên sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên kiểm soát huyết áp.

Chuối

 

 

Ngoài việc chứa nhiều kali (450mg/quả), chuối cũng chứa vitamin B6, vitamin C và magiê. Hãy ăn chuối mỗi ngày để kiểm soát huyết áp của bạn. Nghiên cứu cho thấy những người hấp thu 1.600mg kali giảm 21% nguy cơ đột quỵ.

Dưa hấu

Nước ép dưa hấu chứa arginine, một loại axit amin giúp giảm đáng kể huyết áp. Nó giúp giảm cục máu đông, bảo vệ chống lại đột quỵ và một số bệnh tim khác. Bên cạnh nước ép dưa hấu, hạt dưa hấu cũng được chứng minh là có tác dụng kiểm soát huyết áp. Nghiên cứu chỉ ra rằng hạt dưa hấu chứa cucurbotrin, một loại glucosid giúp làm giãn nở mạch máu, từ đó giảm huyết áp.

Chanh

Chanh là nguồn vitamin C rất tốt và là thành phần giúp tăng cường các mao mạch. Điều này sẽ giúp giảm huyết áp cao.

Cải cúc

Là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ HA. Bạn nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều.

Cần tây

Trong rau có chứa chiết xuất được gọi là NBP giúp làm thư giãn thành động mạch và tăng cường lưu thông máu, trong khi giảm huyết áp. Nó chứa chất xơ, magie và kali giúp điều hòa huyết áp.

Rau muống

Trong rau chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và HA trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao HA có kèm theo triệu chứng đau đầu.

Yến Anh/moitruong

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).