Thực phẩm nhà làm đắt khách dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Lựa chọn thực phẩm an toàn trong ngày Tết luôn là vấn đề khiến mọi người, mọi nhà quan tâm. Trước "ma trận" hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc... thì nhiều thực khách ở thành phố Pleiku đã và đang ưu tiên lựa chọn thực phẩm nhà làm với các tiêu chí: ngon miệng, đẹp mắt, không chất bảo quản và hợp vệ sinh.
Chị Diễm (áo trắng) cùng bạn lựa chọn bánh kẹo Tết. Ảnh: Anh Huy

Chị Diễm (áo trắng) cùng bạn lựa chọn bánh kẹo Tết. Ảnh: Anh Huy

Qua bạn bè giới thiệu, Tết này chị Nguyễn Thị Ngọc Diễm (48 Nguyễn Thế Lịch, phường Phù Đổng) đã quyết định không mua bánh kẹo ngoại nhập như mọi năm, thay vào đó là các sản phẩm nhà làm ở 50 Trần Quốc Toản (phường Yên Đỗ). Trong đó, chị ưu tiên các loại bánh làm từ hạt và trái cây để phù hợp với người già, trẻ nhỏ. Chị Diễm bày tỏ: “Bánh kẹo ở đây khá phong phú, giá cả cũng phải chăng. Mình đã thử qua từng loại thấy ngon, không quá ngọt, phù hợp với mọi đối tượng, nhất là người già, trẻ nhỏ. Biết rõ nguồn gốc, địa chỉ, mình thêm yên tâm khi sử dụng”.

Với chị Trần Nguyễn Phương Duyên (50 Trần Quốc Toản, phường Yên Đỗ) đây là năm thứ 5 chị làm bánh để bán trong dịp Tết. Để đáp ứng nhu cầu thực khách, mỗi năm chị đều bổ sung vào thực đơn một vài loại bánh mới thị trường ưu chuộng. Cụ thể, ngoài các loại bánh đã làm trước đó, như: Bánh thuyền, bánh tuyết, bánh cookie (bơ, hạnh nhân, Nuttela, trứng muối, dừa hạnh nhân, chip), bánh dứa, bánh quy đậu lạc, bánh hành, snack rong biển, sacher,...; năm nay, chị làm thêm các bánh mới: cuộn trứng muối rong biển, caramen hạnh nhân, nougat xoài dẻo.

“Vì không chứa chất bảo quản nên các loại bánh chỉ có hạn sử dụng trong thời gian 20 ngày trở lại, do đó ngoài 20 (AL) mình mới bắt tay vào làm. Làm đến đâu bán hết đến đó, khách hàng phần lớn là mối quen, ăn ngon quay trở lại mua tiếp và giới thiệu bạn bè, người thân ủng hộ. Các loại bánh có giá dao động từ 28-60 ngàn đồng/lạng. So với bánh kẹo bán ngoài thị trường thì thực phẩm nhà làm thường có giá cao hơn, tuy nhiên khách hàng vẫn tin tưởng vì biết rõ nguồn gốc, quy trình chế biến, đặc biệt có thể thoải mái ăn thử trước khi quyết định “móc hầu bao””-chị Duyên cho biết thêm.

Chị Trần Nguyễn Phương Duyên đóng gói bánh để kịp giao cho khách. Ảnh: Anh Huy

Chị Trần Nguyễn Phương Duyên đóng gói bánh để kịp giao cho khách. Ảnh: Anh Huy

Riêng với chị Hà Thị Duyên (05/42A Nguyễn Thiếp, phường Diên Hồng), Tết này ngoài phục vụ các loại bánh, gồm: Bánh cookie dừa sấy, bánh tuyết rong biển chà bông, snak rong biển, bánh quy và sữa chua, chị còn làm thêm nhiều thực phẩm khác (khô gà lá chanh, chả ram, riêu, dưa kiệu, khổ qua nhồi thịt). Chị Duyên chia sẻ: “Ban đầu, mình làm chủ yếu phục vụ nhu cầu các thành viên trong gia đình, thỉnh thoảng gửi tặng bạn bè, người thân. Rồi được bạn bè, người thân khen ngon, động viên, khích lệ, mình quyết định làm nhiều hơn để bán trong dịp Tết. Vừa làm để ăn, vừa bán nên tất cả nguyên liệu đều có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảm chất lượng. Với các loại bánh, mình ưu tiên làm bánh ít đường, có lợi có cho sức khỏe. Đơn cử, bánh dừa sấy chỉ có sợi dừa, lòng trắng trứng; bánh rong biển chủ yếu là hạt bí xanh, điều, hạnh nhân, mè, gạo lứt, chà bông và rong biển”.

Tương tự, các mặt hàng tươi sống: riêu, chả ram, khổ qua nhồi thịt, chị cũng nhận và chốt đơn từ sớm nhưng cận Tết mới làm và giao để khách kịp ăn trong ngày Tết. Theo chị Duyên, việc nhận đơn sớm sẽ chủ động về nguồn nguyên liệu, không sợ bị tăng giá bán. Mặt khác, chị cũng chủ động làm và giao cho khách đúng hẹn. Chị Duyên thông tin: “Năm nay, mình nhận làm mỗi loại bánh khoảng 10 kg và 2.000 hũ sữa chua; 32 kg riêu, 50 kg chả ram, 40 kg khô gà, 10 kg khổ qua nhồi thịt và 30 hũ dưa kiệu loại lớn. Đối với khách hàng ở xa (tỉnh Đak Lak, Tp. Hồ Chí Minh), mình ưu tiên gửi trước vì phụ thuộc vào xe, vào dịch vụ giao hàng; còn khách tại thành phố Pleiku thì đến ngày 29-30 Tết vẫn còn giao”.

Chị Hà Thị Duyên đang làm món khổ qua nhồi thịt để giao cho khách. Ảnh: Anh Huy

Chị Hà Thị Duyên đang làm món khổ qua nhồi thịt để giao cho khách. Ảnh: Anh Huy

Vì không làm đại trà và ưu tiên những nguyên liệu tốt nên so với giá thị trường, bánh kẹo và các mặt hàng tươi sống đều cao hơn giá bán ngoài thị trường, song nhiều thực khách vẫn tin tưởng lựa chọn. Do bận việc gia đình, rồi chăm sóc con nhỏ nên vài năm trở lại đây, chị Nguyễn Thị Hồng Ngọc (374 Phan Đình Phùng, phường Yên Đỗ) thường đặt các món ăn ngày Tết. “Mình đặt mua các loại bánh, sữa chua, riêu, dưa kiệu từ chỗ chị Duyên. Sản phẩm ngon, sạch, an toàn, giá cả phải chăng và phù hợp với sở thích từng thành viên trong gia đình. Ngon miệng, đẹp mắt và an toàn cho sức khỏe sẽ làm cho không khí ngày Tết thêm trọn vẹn”-chị Ngọc chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.