Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đầu tư thỏa đáng cho công tác xây dựng pháp luật

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 2/2, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 01/2023. Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Tại Phiên họp, Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi); dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Cùng với đó, xem xét đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; đề xuất xây dựng Đề án Trung tâm Dữ liệu Quốc gia; về xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật năm 2021.

Các bộ, ngành chủ trì soạn thảo trình bày tờ trình tóm tắt các đề nghị, dự án Luật; giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định đối với các đề nghị xây dựng pháp luật. Các đại biểu thảo luận sôi nổi về sự cần thiết ban hành các Luật; tính thống nhất, phù hợp của các luật được đưa ra xây dựng lần này với pháp luật có liên quan và với thông lệ quốc tế và về các nội dung, chính sách cơ bản của các luật, quy định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đầu tư thỏa đáng cho công tác xây dựng pháp luật  ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận phiên họp. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Về đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), các thành viên Chính phủ đề nghị cần có tổng kết, đánh giá một cách kỹ lưỡng về kết quả thi hành Luật Việc làm năm 2013 và các quy định có liên quan; việc xây dựng Luật phải đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong cả hoạt động quản lý nhà nước và quản trị, điều hành của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức liên quan; góp phần phát triển thị trường việc làm bền vững cũng như nâng cao chất lượng, hiện đại hóa nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn mới; tạo thuận lợi cho thị trường việc làm phát triển đồng bộ, bền vững; thúc đẩy cung, cầu lao động có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao…

Đối với dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chính phủ cho rằng cần đánh giá tác động kỹ lưỡng đối với những nội dung chính sách mới, nhất là các chính sách tác động trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp; bảo đảm tính hợp lý, khả thi và hiệu quả; cần nghiên cứu các chính sách về thuế, phí, cơ chế tài chính khác về tài nguyên nước bảo đảm các chính sách đồng bộ, công khai, hiệu quả về lâu dài; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường công cụ giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm; tăng cường phối hợp công tác, bảo đảm thuận lợi cho quản lý, điều hành; tạo thuận lợi cho hợp tác công tư; thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp...

Về việc sửa đổi, bổ sung Luật Cảnh vệ là cần thiết, nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cảnh vệ; phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; giải quyết các bất cập, vướng mắc của pháp luật về cảnh vệ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật.

Chính phủ cơ bản thống nhất về 4 chính sách theo đề xuất của Bộ Công an. Theo đó, bổ sung đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; xác định tiêu chí các hội nghị, lễ hội, sự kiện là đối tượng cảnh vệ; hoàn thiện chính sách về biện pháp cảnh vệ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; quyền hạn của lực lượng Cảnh vệ.

Chính phủ cũng nghe báo cáo tóm tắt và thảo luận về đề nghị xây dựng Trung tâm Dữ liệu Quốc gia; đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; báo cáo tóm tắt về xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật năm 2021.

Đối với việc xét duyệt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật, các thành viên Chính phủ cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm, tác động lớn; đề nghị rà soát, xem xét kỹ, cụ thể từng trường hợp, không bỏ "sót, lọt" các trường hợp.

Cùng với cho ý kiến đối với từng nội dung, kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, nhiệm kỳ này Chính phủ đã có 9 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật và đều đạt kết quả cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đối với các nội dung thảo luận tại phiên họp này, Thủ tướng đề nghị các Bộ nghiêm túc tiếp thu, giải trình cặn kẽ, có cơ sở; bảo đảm tiến độ, chất lượng; đồng thời đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát với tinh thần xây dựng cao của các thành viên Chính phủ; đề nghị các Bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các dự án, đề nghị xây dựng luật, dự án luật, đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trình theo quy định.

Theo Thủ tướng, chương trình xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế năm 2023 của Chính phủ là rất lớn. Do đó, các bộ, ngành phát huy thành quả của năm 2022, các bộ, ngành tiếp tục chỉ đạo, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu; bổ sung lực lượng, đầu tư nguồn lực để tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế.

“Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế là công việc khó, đòi hỏi công sức, trí tuệ, do đó cần có đầu tư, chế độ, chính sách tương xứng với lao động của người làm công tác xây dựng pháp luật”, Thủ tướng nhắc nhở.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế, các Bộ tiếp tục lấy ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn và đối tượng có tác động; tổ chức tuyên truyền chính sách trước, trong quá trình xây dựng và sau khi ban hành tạo đồng thuận và thực hiện hiệu quả.

Đối với một số Luật, quy định thực tiễn đặt ra cần phải xử lý, Thủ tướng đề nghị các Bộ xây dựng dự thảo Nghị quyết hoặc xây dựng một luật trình Quốc hội để sửa nhiều Luật; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, nhất là các Ủy ban của Quốc hội để tranh thủ trí tuệ và thảo luận, trao đổi trực tiếp với nhau để thống nhất.

Về việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật năm 2021, Thủ tướng yêu cầu các Bộ liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ về "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật để việc xét tặng thành tích của các tác giả bảo đảm sự tôn vinh, tính công bằng, khách quan, thực chất và đúng theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Chuyển giao tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên ngành Ngân hàng

Chuyển giao tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên ngành Ngân hàng

(GLO)- Chiều 20-3, tại Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã diễn ra lễ chuyển giao, tiếp nhận tổ chức Đảng, đảng viên; tổ chức Đoàn, đoàn viên về Đảng ủy, Đoàn Thanh niên Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn lĩnh vực tòa án

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn lĩnh vực tòa án

(GLO)-

Trong chương trình Phiên họp thứ 21, sáng 20-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án. Phiên chất vấn diễn ra tại Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội được kết nối trực tuyến đến 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội.

Hội Người cao tuổi Việt Nam quán triệt nghị quyết của Đảng

Hội Người cao tuổi Việt Nam quán triệt nghị quyết của Đảng

(GLO)- Ngày 18-3, Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm của Hội NCT Việt Nam. Đồng chí Trương Thị Mai-Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

100% sở, ngành Gia Lai đã số hóa tài liệu, dữ liệu hồ sơ đầu vào liên quan

100% sở, ngành Gia Lai đã số hóa tài liệu, dữ liệu hồ sơ đầu vào liên quan

(GLO)- Ngày 16-3, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình, kết quả một năm triển khai thực hiện Kế hoạch 56/KH-C06 ngày 11-2-2022 của Bộ Công an về thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06) trong lực lượng Công an nhân dân (CAND) và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023.

Đại hội Công đoàn Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai lần thứ XVIII

Đại hội Công đoàn Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai lần thứ XVIII

(GLO)- Chiều 17-3, Công đoàn cơ sở Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2023-2028. Tham dự Đại hội có Phó Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp; đại biểu Công đoàn Viên chức tỉnh cùng 72 đoàn viên Công đoàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn tiếp công dân định kỳ tháng 3-2023

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn tiếp công dân định kỳ tháng 3-2023

(GLO)- Ngày 15-3, tại trụ sở Tiếp công dân tỉnh Gia Lai, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và UBND tỉnh tổ chức tiếp công dân định kỳ tháng 3-2023. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đồng chủ trì buổi tiếp công dân.