Thu nhập cao từ vườn thanh long ruột đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ vườn thanh long ruột đỏ, cựu chiến binh Trịnh Như Hải (thôn Đồng Sơn, xã Kim Tân, huyện Ia Pa, Gia Lai) đã thu lãi hơn 700 triệu đồng/năm. Thành công của ông Hải đã mở ra một hướng đi đầy triển vọng cho nông dân ở huyện nghèo Ia Pa.
Năm 1974, ở tuổi 19, từ quê hương Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), Trịnh Như Hải lên đường nhập ngũ, được biên chế về Quân đoàn 3, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam. Khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, ông Hải được điều động về Tỉnh đội Lào Cai. Năm 1984, ông phục viên về quê làm ruộng, cưới vợ sinh con. Nhưng ở vùng chiêm trũng Kim Bảng đất chật người đông nên kinh tế gia đình ông rất khó khăn. Năm 1986, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, gia đình ông cùng với 100 hộ dân Hà Nam rời quê hương vào xã Kim Tân xây dựng kinh tế mới.
 Ông Hải kiểm tra vườn thanh long ruột đỏ đang vào độ chín. Ảnh: Đ.P
Ông Hải kiểm tra vườn thanh long ruột đỏ đang vào độ chín. Ảnh: Đ.P
Ở quê mới, rừng lạ, đồi khô, nhiều người bị sốt rét hành hạ nên bỏ đi tìm vùng đất khác, một số trở về quê cũ. Với khí chất kiên cường, không chịu lùi bước trước khó khăn của Bộ đội Cụ Hồ, ông Hải động viên vợ con cố gắng bám trụ. Vợ thì yếu, con còn nhỏ nên ông Hải phải xoay xở đủ nghề, từ vào rừng đốt than bán cho trạm bơm thủy lợi kiếm tiền mua gạo đến khai phá đất hoang trồng đậu xanh để đổi lấy gạo, thực phẩm, thuốc men… Nhờ chịu khó lao động, dần dà ông Hải đã có được 10 ha đất trồng mía. Năm 2000, sau cơn sóng gió “mía đắng”, ông nuốt nước mắt phá bỏ toàn bộ rẫy mía để chuyển sang trồng điều. Nhưng cây điều sau đó cũng không đem lại hiệu quả. Đất đai thì nhiều, công sức lao động bỏ ra quá lớn mà giá cả nông sản bấp bênh nên thu nhập từ trồng trọt không ổn định. Điều này khiến ông Hải không thôi trăn trở.
Năm 2013, ông Hải khăn gói vào tận các tỉnh miền Tây Nam bộ để học nghề trồng thanh long. Sau đó, ông về phá bỏ rẫy điều, bỏ ra gần 700 triệu đồng mua trụ bê tông và cây giống thanh long ruột đỏ H14 Long Định về trồng. Ông khoan giếng, kéo ống nước gắn béc tưới trực tiếp vào gốc để tiết kiệm nước, công sức. Thời điểm này, người dân ở huyện Ia Pa chỉ trồng xoài, điều, mì, mía chứ chưa có người nào trồng thanh long.
Thấm thoắt đã 5 năm trôi qua, trang trại thanh long rộng 2,5 ha với 2.500 gốc của ông Hải bây giờ đã đi vào kinh doanh ổn định được 2 năm. Mỗi năm, trang trại cho thu hoạch 15 lứa, tổng sản lượng hơn 120 tấn quả. Không giấu giếm kinh nghiệm, ông Hải hướng dẫn cho nhiều hộ khác trên địa bàn cùng trồng thanh long quy mô trang trại cho thu nhập ổn định, phát triển thành một loại cây ăn quả mới cho thu nhập cao. “Thanh long là loại cây trồng chơi mà ăn thật. Các loại sâu bệnh đã có thuốc đặc trị. Phân bón đặc chủng dành cho thanh long cũng đã có bán trên thị trường. Vậy nên ai cũng có thể trồng được. Cứ người nào đến hỏi là tôi hướng dẫn tận tình liền”-ông Hải cười nói.
Theo ông Hải, thanh long là loại cây trồng ưa khí hậu nắng nóng, địa hình vùng đất dốc, róc nước. Mỗi trụ bê tông nên trồng 4 gốc thanh long. Khi cây ra hoa nên để mỗi nhánh tối đa 2 quả; mỗi gốc không quá 10 quả. Vụ thu hoạch chính là từ tháng 3 đến tháng 9 Âm lịch. Thời gian từ lúc ra nụ hoa đến lúc quả chín cho thu hoạch là 50 ngày. Quả thanh long lúc chín to, đẹp, trung bình đạt 800 gram. “Nhiều khi hái lứa này chưa xong, lứa quả kia đã chín. Thương lái đánh xe ô tô vào tận rẫy để mua. Giá bình quân 12.000 đồng/kg. Mỗi năm, tổng thu nhập từ trang trại thanh long được trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí, tôi lãi hơn 700 triệu đồng”-ông Hải vui vẻ cho biết. 
Từ thành công của mình, ông Hải đã hướng dẫn kỹ thuật, địa chỉ mua cây giống giúp nhiều hộ xây dựng vườn thanh long có hiệu quả. Trong đó, một số hộ bước đầu trồng thanh long thành công như ở thôn Kim Năng (xã Ia Ma Rơn) có ông Đinh Văn Thiều trồng 600 gốc, ông Bùi Văn Quỳnh trồng 1.000 gốc; ông Phan Văn Nhận ở xã Pờ Tó trồng 2.000 gốc… 
Vài năm nay, sản phẩm thanh long ruột đỏ của ông Hải và các hộ trong nhóm sản xuất của ông đã vươn xa tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành, bán sang cả nước bạn Lào, Campuchia. Bây giờ, về huyện Ia Pa, mọi người gọi vui cựu chiến binh Trịnh Như Hải là “Hải thanh long” như một sự tôn vinh cho người mở lối nghề trồng thanh long ruột đỏ ở vùng đất nghèo này.
 Đức Phương - Công Chánh

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.