Thiếu nữ 16 tuổi sốc phản vệ vì bị bọ cạp biển đốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế TX.Quảng Yên (Quảng Ninh) vừa điều trị cho thiếu nữ 16 tuổi không may bị bọ cạp biển đốt trúng tay.

Ngày 7.6, thông tin từ Trung tâm Y tế TX.Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị vừa điều trị cho thiếu nữ 16 tuổi không may bị bọ cạp biển đốt trúng tay.

Con bọ cạp đốt nạn nhân. ẢNH: Đ.X

Con bọ cạp đốt nạn nhân. ẢNH: Đ.X

Cách đây ít ngày, Trung tâm Y tế TX.Quảng Yên tiếp nhận bệnh nhân N.T.D.A (16 tuổi, trú tại khu 8, P.Phong Hải, TX.Quảng Yên) vào viện trong tình trạng một ngón bàn tay phải sưng nề, tức ngực, khó thở, nổi mẩn ngứa vùng tay phải. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện mệt mỏi nhưng không nôn, không sốt.

Quá trình thăm khám, các bác sĩ được biết bệnh nhân không may bị bọ cạp biển đốt trúng vào ngón tay.

Nhận định đây là tình trạng sốc phản vệ nặng, ngay lập tức các bác sĩ nhanh chóng chống sốc, hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân.

Sức khỏe của bệnh nhân dần hồi phục sau thời gian điều trị tại bệnh viện. ẢNH: Đ.X

Sức khỏe của bệnh nhân dần hồi phục sau thời gian điều trị tại bệnh viện. ẢNH: Đ.X

Các bác sĩ tiến hành hồi sức tích cực khoảng 30 phút thì bệnh nhân bắt đầu tỉnh táo trở lại, huyết áp ổn định và giảm khó thở; đồng thời bệnh nhân tiếp tục được điều trị sốc phản vệ vừa điều trị kết hợp truyền dịch, kháng viêm, giảm đau, tiêm kháng độc tố uốn ván, vệ sinh, sát khuẩn tại vị trí đốt, chườm lạnh.

Qua 1 ngày điều trị, bệnh nhân ổn định, hết ban dị ứng, không khó thở, đỡ đau bàn tay phải.

Bác sĩ Vũ Trọng Tuấn, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc (Trung tâm Y tế TX.Quảng Yên), cho biết: "Trường hợp bệnh nhân nói trên là hiếm gặp khi bị sốc phản vệ do bọ cạp cắn. Theo y văn, bọ cạp vốn là loài khá nhút nhát, chúng thường tránh xa con người. Nên những trường hợp bị đốt là do chúng bị đe dọa hoặc vô tình bị dẫm lên. Đa số bọ cạp ở Việt Nam có độc tính không cao. Vì vậy, thông thường vết chích của chúng thường chỉ gây sưng, nóng, đỏ, đau nhức, hiếm trường hợp bị sốc nặng như trên".

Qua trường bệnh nhân này, bác sĩ Tuấn cảnh báo, khi bị bọ cạp cắn hay côn trùng có nọc độc cắn, sau khi sơ cứu, sát trùng vết cắn, nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, cấp cứu kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.