Thiêng liêng quà tặng của Bác Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Vĩnh Kim (nay sát nhập với xã Vĩnh Thạch với tên gọi mới là xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị luôn là địa phương tiên phong, dẫn đầu về kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp và vinh dự được Bác Hồ tặng thưởng chiếc máy cày do nước bạn Tiệp Khắc gửi tặng Người. Đến nay, đã hơn 60 năm trôi qua, người dân Vĩnh Kim vẫn gìn giữ món quà tặng ấy như báu vật...
Vĩnh Kim nằm ở phía Đông Vĩnh Linh, vùng đất có bề dày truyền thống cách mạng. Năm 1954, Hiệp định Geneve được ký kết, hoà bình lập lại ở miền Bắc, thực hiện đường lối cải tạo và phát triển nông nghiệp, Vĩnh Kim đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Với những thành tích xuất sắc đóng góp cho xây dựng CNXH, tháng 12-1959, nhân dân và cán bộ xã Vĩnh Kim vô cùng vinh dự và xúc động được Bác Hồ tặng thưởng chiếc máy cày hiệu Zeto-25K của nước bạn Tiệp Khắc gửi  tặng Người.
Ông Nguyễn Đức Điền, Bí thư Đảng ủy xã Kim Thạch kể rằng, năm 1959, ông Phan Toàn lúc này làm Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Kim, vinh dự được cử ra Hà Nội gặp Bác Hồ, báo cáo với Bác về tình hình, kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Bác ân cần tiếp đón, dành nhiều thời gian hỏi han cụ thể đời sống của bà con trong xã.
Ông Điền, Bí thư Đảng ủy bên chiếc máy cày Bác Hồ tặng nhân dân và cán bộ xã Vĩnh Kim.
Ông Điền, Bí thư Đảng ủy bên chiếc máy cày Bác Hồ tặng nhân dân và cán bộ xã Vĩnh Kim.
Rồi Bác căn dặn: “Vĩnh Kim ruộng ít phải trồng thêm màu, hai chân đó đi cho thật vững”. Khi ở giữa hội trường Hà Nội đông người, Bác lại nhìn quanh và hỏi: “Chú Toàn Vĩnh Linh có đây chưa?”. Bác thương Vĩnh Linh nằm ở vĩ tuyến 17 có dòng sông Bến Hải mà quân thù làm ranh giới chia cắt. Bác thương Vĩnh Kim nghèo khó vẫn đoàn kết một lòng xây dựng phong trào hợp tác hoá nông thôn. Bác thấu hiểu tường tận Vĩnh Kim ruộng ít, người dân suốt đời làm bạn với sắn, khoai, đói no nhờ vào sự chắt chiu từ cỗi cằn của đất…
Về việc tặng máy cày, theo đề nghị của Bác, Thủ tướng Phạm Văn Đồng giao nhiệm vụ cho Cục trưởng là ông Phan Phác, đại diện Bộ Nông nghiệp tổ chức đưa máy cày và cùng đại sứ Tiệp Khắc trao tặng cho xã Vĩnh Kim. Máy cày được chở từ Hà Nội vào Đồng Hới, Quảng Bình. Ông Cục trưởng và Chủ tịch tỉnh Quảng Bình đến đón đại sứ và đại diện Bộ Nông nghiệp vào Vĩnh Kim, tổ chức lễ trao máy cày. Lễ mít tinh đón nhận máy cày của xã được tổ chức tại vùng Cây Sui.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và ngài đại sứ Tiệp Khắc đã trực tiếp ký bàn giao chiếc máy hiệu Zeto-25K kèm theo cày bừa và bơm nước. Đồng chí Dương Chương, Chủ tịch Ủy ban hành chính xã thay mặt cán bộ và nhân dân Vĩnh Kim ký nhận máy. Đi cùng với đại sứ có cán bộ kỹ thuật của nhà máy chế tạo Nông nghiệp là người hướng dẫn sử dụng. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm nhưng để giữ bí mật nên không dùng loa phóng thanh...
Ngay từ đó chiếc máy cày đầu tiên trên khu phi quân sự là một sự kiện đặc biệt làm nức lòng không chỉ bà con bờ Bắc sông Bến Hải mà cả bà con bên bờ Nam giới tuyến. Những vùng đất hoang hoá án ngự lâu đời như vùng cây Sui, Cồn Hôi, Đuôi Tôm, Cố Bộ đã nhanh chóng được khai hoang, cày bằng máy để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Hàng trăm hécta đất được giải phóng để đưa vào khai thác  mở ra đồi chè, bãi sắn, nương khoai xanh mướt. Đến năm 1965, khi cuộc chiến tranh của giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc, cả Vĩnh Linh đi vào trận chiến vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống giặc.
Chiếc máy cày là quà tặng của Bác lại chuyển sang nhiệm vụ vận chuyển ở khu Đông để góp phần bảo vệ đảo Cồn Cỏ và đánh trả địch ở bên kia bờ Nam sông Bến Hải. Chiếc máy cày như tấm lòng của vị cha già, thúc giục đồng bào Vĩnh Linh đứng vững, hiên ngang đầu cầu miền Bắc XHCN, làm hậu phương vững chắc cho quân và dân miền Nam đánh giặc.
Cho tới năm 1967, chiếc máy cày bị hỏng nặng không thể hoạt động được. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh, cán bộ, nhân dân Vĩnh Kim vẫn quyết tâm thuê một chiếc ôtô khẩn cấp đưa máy ra xưởng cơ khí I tại Hà Nội để sửa chữa. Song do chiến tranh ngày càng khốc liệt, chiếc máy cày đành phải giữ lại xưởng sửa chữa ở Hà Nội và từ lúc đó mất tin tức.
Mãi đến cuối năm 1979, Đại hội Đảng bộ Vĩnh Kim đề ra quyết tâm: Dù khó khăn đến đâu cũng đưa cho được chiếc máy cày về. Xã Vĩnh Kim giao nhiệm vụ cho 3 đồng chí Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Đức Đồng (bố của ông Nguyễn Đức Điền, Bí thư Đảng ủy xã Kim Thạch hiện nay. Ông Đồng đã mất cách đây 10 năm) ra Hà Nội.
Lặn lội tìm kiếm nhiều ngày, từ thông tin một công nhân của xưởng cho biết, chiếc máy cày chuyển từ Vĩnh Linh ra do cảng Hải Phòng bị phong toả thuỷ lôi, phụ tùng nhận viện trợ của Tiệp Khắc không vào được nên chiếc máy không tu sửa được đành cất giữ vào kho của nhà máy.
Nhờ sự giúp đỡ của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, tổ công tác đặt vấn đề nhờ nhà máy điều động tổ thợ lành nghề làm 3 ca liên tục cả ngày và đêm trong đợt phát động kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong những ngày tu sửa tại xưởng 1, xưởng phải cử người lên Nông trường Tam Đảo để mua phụ tùng của loại máy này. Riêng 2 chiếc lốp, ban lãnh đạo xưởng trực tiếp đến tổng kho Hải Phòng để mua bằng được đúng nhãn hiệu Tiệp Khắc.
Sau 2 tháng tích cực sửa chữa, ngày 2-2-1981, chiếc máy cày đã nổ máy giòn vang, cả nhà máy hò reo, vui mừng. Lễ tiễn đưa chiếc máy cày trở lại Vĩnh Kim được diễn ra một ngày sau đó, có lãnh đạo của Bảo tàng Hồ Chí Minh đến dự, chia vui. Ngày 29 Tết, đúng ngày kỷ niệm sinh nhật Đảng 3-2-1981, lúc 11h đêm, chiếc máy lên đường trở lại quê hương Vĩnh Kim.
Ngoài khoản ủng hộ tiền công sửa chữa, nhà máy còn tặng thêm 1 chiếc rơ moóc, 2 thùng phuy dầu và cử 2 cán bộ kỹ thuật tháp tùng về tận Vĩnh Kim. Lần thứ 2, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Kim lại tổ chức buổi lễ trang trọng đón chiếc máy cày đúng vào đêm 30 Tết, vẫn không khí náo nức chờ đợi như 21 năm về trước.
Những năm 1980, chiếc Zeto-25K ngày đêm lại tiếp tục phục vụ cày xới cải tạo đồng ruộng mang về những mùa màng bội thu. Sau nữa thế kỷ biết bao thăng trầm của lịch sử, chiếc máy cày kỷ vật thiêng liêng của Bác Hồ trao tặng cán bộ và nhân dân đã hoàn thành nhiệm vụ, giờ đang được giữ gìn trong bảo tàng của xã, vẫn nguyên vẹn như ngày đầu mới tiếp nhận.
Chiếc máy cày đã trở thành báu vật mãi mãi sống trong ký ức và hiện tại của nhân dân Vĩnh Kim. Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, khắc phục mọi khó khăn, nhân dân và cán bộ Vĩnh Kim bắt tay xây dựng nông thôn mới.
Đến năm 2014, Vĩnh Kim là một trong 3 xã đầu tiên của tỉnh Quảng Trị đạt chuẩn nông thôn mới. Không thỏa mãn với kết quả đó, nhân dân và Đảng bộ lại bắt tay vào việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. UBND xã huy động nguồn lực với tổng kinh phí gần 36 tỷ đồng và sau 3 năm phát động, xã đã sớm hoàn thành xuất sắc mục tiêu này.
Người dân có mức thu nhập bình quân đầu người/năm đạt tới 46 triệu đồng. Đặc biệt trên lĩnh vực đảm bảo ANTT, địa phương có nhiều mô hình làm hay, cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng ấm no và hạnh phúc.
Thanh Bình (CANDO)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.