Thấy nước tiểu có bọt cảnh báo điều gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong hầu hết các trường hợp, nước tiểu có bọt là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra liên tục nhiều lần và kéo dài thì cần đến bác sĩ kiểm tra.
 
Bọt nhiều trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về thận hay viêm bàng quang. Ảnh: Shutterstock
Bọt nhiều trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về thận hay viêm bàng quang. Ảnh: Shutterstock
Thông thường, bọt trong nước tiểu là do chúng ta tiểu ra mạnh hoặc cơ thể đang mất nước. Những lúc cơ thể dễ mất nước là vừa tập thể thao xong, đang bị tiêu chảy, đổ nhiều mồ hôi hoặc có thể do không uống đủ nước, theo The Healthy.
Tuy nhiên, nếu không phải do các nguyên nhân này, nước tiểu có nhiều bọt và xuất hiện kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe sau:
Viêm bàng quang
Có nhiều bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo mật độ vi khuẩn trong nước tiểu cao. Bàng quang thường tống vi khuẩn qua nước tiểu và đây là điều bình thường. Nhưng nếu vi khuẩn quá nhiều thì đó là dấu hiệu bàng quang có thể đang bị viêm.
Viêm bàng quang thường đi kèm với các triệu chứng như khó tiểu, thường xuyên mắc tiểu và nóng rát khi đi tiểu.
Dấu hiệu bệnh thận
Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến nước tiểu có nhiều bọt là hàm lượng protein trong nước tiểu cao. Loại protein này thường là albumin, bà Elena Campbell, bác sĩ tiết niệu tại hệ thống chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận Ochsner Health System (Mỹ), cho biết.
Nếu hàm lượng protein trong nước tiểu quá cao, gây nhiều bọt thì đó là dấu hiệu thận hoạt động không bình thường. Các thống kê cho thấy chỉ khoảng 1/3 người tiểu có nhiều bọt có vấn đề về thận, theo chuyên san Clinical Journal của Hiệp hội Thận học Mỹ.
Cách duy nhất để biết chắc chắn một người có bị bệnh thận hay không là phải đến bệnh viện xét nghiệm. Do đó, nếu cảm thấy việc nước tiểu có nhiều bọt là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bất thường thì người mắc đừng ngần ngại đến bệnh viện kiểm tra.
Tiểu đường
Trong thận có hàng triệu mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải từ máu, đi qua một lỗ nhỏ vào thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Những mạch máu và lỗ nhỏ này ngăn không cho các phân tử protein lớn đi qua và giữ chúng ở lại trong máu.
Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường, đường huyết cao trong thời gian dài có thể phá hủy các mạch máu nhỏ, khiến các protein bắt đầu rò rỉ vào thận và theo nước tiểu thải ra ngoài. Lúc đó, nước tiểu sẽ có nhiều bọt.
Bệnh thận trong giai đoạn đầu ở người bị tiểu đường thường không có triệu chứng nào. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, người bị tiểu đường cần kiểm soát đường huyết và theo dõi những dấu hiệu bất thường trong nước tiểu, theo The Healthy.
Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.