Thầy hiệu trưởng bỏ tiền túi lo ăn trưa cho học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
3 năm qua, thầy giáo Trần Ngọc Mạnh (ảnh), Hiệu trưởng Trường THCS xã Đăk Môn (H.Đăk Glei, Kon Tum), bỏ tiền túi mua thức ăn trưa cho học sinh (HS).

Đăk Môn là xã vùng sâu, vùng xa của H.Đăk Glei, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Trước đây, HS được hưởng chính sách hỗ trợ dành cho địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116 của Chính phủ. Tuy nhiên, từ đầu năm học 2021 - 2022 không còn được hưởng chế độ này. Không còn bữa ăn bán trú, tỷ lệ chuyên cần của HS giảm xuống rõ rệt.

Trước thực trạng này, thầy Trần Ngọc Mạnh đã bỏ tiền túi mua mì gói cho HS ăn trưa để có sức ở lại trường học tiếp buổi chiều. "Đầu năm học 2021 - 2022, nhiều gia đình kinh tế rất khó khăn, cha mẹ không thể chăm lo việc ăn trưa tại trường cho con em. Sau khi học xong buổi sáng, HS phải đi bộ về nhà để ăn trưa, một số em nhà cách xa trường 7 - 8 km không kịp thời gian để đến trường học tập vào buổi chiều. Nhằm giải quyết triệt để tình trạng HS vắng học vào buổi chiều, tôi tự bỏ tiền mua mì gói cho khoảng 50 em mỗi ngày", thầy Mạnh cho hay.

Khi được thầy hiệu trưởng hỗ trợ ăn trưa, các em đi học chuyên cần hơn. Tuy nhiên, kinh phí để duy trì bữa trưa cho các em lại là vấn đề nan giải. Nhằm tăng số lượng HS được hỗ trợ ăn trưa và nâng cao chất lượng bữa ăn cho HS, thầy Mạnh đã cùng các giáo viên kêu gọi các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, phụ huynh hỗ trợ thêm cho các em.

Sau một thời gian kêu gọi, chương trình nhanh chóng nhận được sự ủng hộ, đóng góp từ nhiều cá nhân, tổ chức. Nhờ đó, bữa trưa của HS đã được bổ sung trứng, thịt, xúc xích…

Hiện tại, kinh phí do thầy Mạnh đóng góp và vận động, kêu gọi để hỗ trợ bữa ăn trưa cho HS khoảng 7 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền này đáp ứng được bữa trưa cho 100 - 140 HS tại trường.

Em Y Lê (HS lớp 9B, Trường THCS xã Đăk Môn) cho biết, nhà em ở thôn Đăk Xam, cách trường 7 km. "Từ ngày nhà trường tổ chức nấu ăn, chúng em rất vui vì đã được hỗ trợ ăn trưa tại trường. Chúng em không phải vất vả đi bộ về nhà ăn trưa rồi quay lại trường học tập vào buổi chiều như trước đây. Chúng em rất biết ơn các thầy cô giáo", em Y Lê nói.

Tính từ đầu năm học 2023 - 2024 đến nay, thầy Trần Ngọc Mạnh kêu gọi vận động được số tiền trên 200 triệu đồng, hỗ trợ 542 học sinh trong trường về sách vở, dụng cụ học tập, cặp; hỗ trợ gia đình học sinh khó khăn quần áo, lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm khác trong dịp Tết Nguyên đán.

Theo bà Y Hải, Phó trưởng Phòng GD-ĐT H.Đăk Glei, nhiều năm qua, thầy Mạnh rất tâm huyết với nghề, luôn quan tâm, chăm lo cho các học sinh vùng khó khăn. Những nỗ lực của thầy Mạnh trong việc tổ chức bữa ăn trưa cho học sinh tại Trường THCS xã Đăk Môn rất ý nghĩa, giúp nhà trường nâng cao tỷ lệ chuyên cần đạt trên 90%.

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.