Thay đổi quan niệm về thực phẩm chay đối với sức khỏe cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Càng gần những ngày giữa tháng 7 Âm lịch, ở các tiệm chay nổi tiếng Pleiku, thực khách phải đứng chen chúc từ trong ra ngoài để có được một suất cơm vừa ý. Ăn chay dần trở thành xu hướng thịnh hành của người dân sau những giờ tiệc tùng với vô vàn “cao lương mỹ vị”. Tùy vào nhận thức, khẩu vị và thể trạng của mình, mỗi người lại có những cách ăn chay khác nhau (thuần hoặc không thuần chay). Nhưng làm sao để biến hành động đó trở thành thói quen như một liệu pháp trị bệnh chứ không chỉ là một trào lưu thịnh suy theo thời cuộc? Đó là vấn đề cần được lưu tâm.

Ảnh: Lữ Hồng
Ảnh: Lữ Hồng

Nhiều người vẫn cho rằng: ăn chay chỉ nên có trong lối tu hành khổ hạnh của Phật giáo. Đó là một quan niệm sai lầm. Bất kỳ một tôn giáo nào, một xã hội nào cũng cần có những con người khỏe mạnh. Muốn thế, việc đầu tiên là phải thay đổi quan niệm về ăn uống, có cái nhìn xác đáng hơn về ích lợi của thực phẩm chay đối với sức khỏe cộng đồng.

Chúng ta đang sống trong một môi trường mà nhìn đâu cũng có thể thấy mầm mống bệnh tật. Chất độc hóa học, bức xạ, vi khuẩn… cộng với đột biến gen là tác nhân chủ yếu gây ung thư, làm suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng; phần lớn đều xuất phát từ những sai lầm trong chế độ ăn uống hằng ngày của con người. Đúng như Bác sĩ Quan Vân Hùng, nguyên Trưởng khoa Ung thư, Viện Y dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh đã viết trong cuốn Phòng chống và điều trị bệnh theo phương pháp 4T: “Thầy thuốc tốt nhất là chính mình. Và một trong những liệu pháp phòng chống bệnh tốt nhất là tự cân bằng thực phẩm”.

Các thực phẩm chế biến từ thịt, cá, lòng đỏ trứng… nói chung đều rất ngon miệng nhưng chưa lành tính, nhất là những thực phẩm công nghiệp chứa đầy chất phụ gia, chất bảo quản. Hơn nữa, chế độ ăn nhiều thịt nói riêng và hấp thụ nhiều đạm động vật nói chung làm tăng tính a-xít trong máu, khiến cho cơ thể mệt mỏi, mất cân bằng và mau già yếu. Trong khi đó, các thực phẩm chay (thuần rau, củ, quả) được chế biến từ những nguyên liệu tươi non: rau củ, nấm, rong biển, mè... có thể kiềm hóa máu, quân bình tính âm - dương trong cơ thể. Đặc biệt, đạm thực vật lại rất dễ tiêu hóa, dễ hấp thu ở mọi lứa tuổi. Cùng với các loại thuốc Đông Tây y bổ trợ, cộng thêm các bài tập dưỡng sinh phù hợp thì việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm chay là cách tốt nhất để mỗi người trong chúng ta tự cải thiện kịp thời sức khỏe, hạn chế thấp nhất sự xuất hiện của bệnh tật và góp phần kéo dài tuổi thọ cho bản thân mình.

Ở nội thành Pleiku, nhất là trên tuyến đường Tăng Bạt Hổ, không khó để tìm một địa điểm bán thực phẩm chay sạch sẽ và ngon miệng. Nhưng nếu cần một không gian kín đáo, thanh lịch cho những bữa cơm ấm cúng bên gia đình, bạn bè thì nhà hàng chay Nấm tọa lạc số 26 Hoàng Văn Thụ là một lựa chọn tối ưu. Điểm sáng ở nhà hàng này là những món chay hấp dẫn, đậm vị ngọt thuần túy từ thiên nhiên, chứ không phải kiểu chay “giả thịt” như mọi người vẫn hay dùng. Giá thành mỗi món ăn lại thấp, phù hợp với điều kiện nhiều đối tượng thực khách.

Thực phẩm chay (thuần rau, củ, quả) có lợi ích to lớn trong việc giảm nguy cơ bệnh tật của con người. Nhận thức được điều đó, chúng ta cần theo chế độ ăn uống trở về thiên nhiên bằng việc kiêng mỡ động vật (gà, heo, bò…), hạn chế các loại thịt (nướng, hun khói, chiên xào) và đồ hộp; ăn nhiều rau, củ, quả tươi và uống đủ nước (kể cả sữa đậu nành, đậu đen, nước gạo lức rang, nước trái cây tươi…). Hãy là bác sĩ của chính mình với một chế độ ăn uống hợp lý. Để bệnh tật không còn là nỗi lo thường trực mỗi ngày.

Lữ Hồng

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.