Diễn đàn kinh doanh và pháp luật năm 2024:

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý cho doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 9-10, tại Hà Nội, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024, với chủ đề "Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp".

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long-Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương dự và chủ trì diễn đàn. Tham dự diễn đàn trực tuyến toàn quốc còn có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương cùng 3.700 đại biểu tại các điểm cầu địa phương là đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và các chủ tịch hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các tỉnh, thành phố, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước.

z5911565738961-9a91744f77d721d61c166423ea47765b-7439.jpg
Quang cảnh diễn đàn kinh doanh và pháp luật 2024 tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: R.H

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh-Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương cho biết, diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2024 được tổ chức nhằm tạo cầu nối để cơ quan có thẩm quyền và doanh nghiệp "lắng nghe tiếng nói" của nhau. Đồng thời, tiếp tục cùng nhau xác định những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hiện nay và đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

Tại diễn đàn các đại biểu đã tập trung thảo luận 2 vấn đề lớn được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, gồm: một số vấn đề pháp lý về dự án đầu tư có sử dụng đất (trong đó, nhận diện những điểm còn bất cập do mâu thuẫn, không tương thích giữa các văn bản pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng và vướng mắc trong các quy định cũng như tổ chức thực hiện; về trình tự, thời gian chuẩn bị đối với các dự án đầu tư; thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép thực tế hiện nay kéo dài làm chậm quá trình đầu tư, gây ảnh hưởng, khó khăn cho doanh nghiệp) và một số vấn đề pháp lý về thuế và giải pháp tháo gỡ.

Các đại biểu cũng đã thảo luận về khó khăn trong hoàn thuế giá trị gia tăng cũng cần được sửa đổi, bổ sung quy định trình tự, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng để bảo đảm minh bạch chính sách, bảo đảm việc hoàn thuế giá trị gia tăng theo nguyên tắc quản lý rủi ro, hoàn thuế kịp thời cho doanh nghiệp theo đúng thời gian quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Phát biểu kết luận diễn đàn, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị thời gian tới, Bộ Tư pháp cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tổng hợp đầy các ý kiến, kiến nghị và tham mưu văn bản chỉ đạo điều hành lên Thủ tướng để giao việc cho các cơ quan, bộ ngành.

Các bộ, ngành xem xét những gì tiếp thu được xử lý vào văn bản, cái gì không được giải trình một cách thỏa đáng; xem xét hành lang pháp lý để công chức hoạt động công vụ yên tâm làm việc. Các doanh nghiệp, doanh nhân cần nghiêm túc tuân thủ pháp luật, với một văn hóa doanh nhân tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước và công tác an sinh xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Dùng thẻ bảo hiểm y tế của người khác có thể bị phạt ít nhất 40 triệu đồng

Dùng thẻ bảo hiểm y tế của người khác có thể bị phạt ít nhất 40 triệu đồng

(GLO)- Theo hồ sơ thẩm định dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi vừa được Bộ Tư pháp công bố, người dùng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giả, thẻ của người khác đi khám-chữa bệnh để hưởng chế độ trái quy định có thể bị phạt ít nhất 40 triệu đồng, tăng gấp đôi so với hiện hành.

Ô tô tông người đi bộ, 1 người nguy kịch

Ô tô tông người đi bộ, 1 người nguy kịch

(GLO)- Sáng 6-5, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang phối hợp với Công an xã Gào (TP. Pleiku) khám nghiệm hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông khiến 1 người bị thương nặng.

Sau ngày 31-7, tài khoản nghi lừa đảo sẽ bị chặn ngay trước khi giao dịch hoàn tất

Sau ngày 31-7, tài khoản nghi lừa đảo sẽ bị chặn ngay trước khi giao dịch hoàn tất

(GLO)- Theo kế hoạch, sau ngày 31-7-2025, nhóm Big5 ngân hàng (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV và MB) sẽ triển khai hệ thống giám sát giao dịch bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Các giao dịch chuyển tiền nghi ngờ là hành vi lừa đảo sẽ bị chặn ngay trước khi giao dịch hoàn tất.