Tây Ban Nha điều thêm 2.500 binh lính để tìm kiếm thi thể và khắc phục hậu quả sau lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 5-11, Tây Ban Nha điều thêm 2.500 binh lính đến miền Đông nước này, nơi mà bị ảnh hưởng nặng nề do lũ quét để tăng cường nỗ lực tìm kiếm thi thể và dọn dẹp đống đổ nát. Trong khi đó, các quan chức Tây Ban Nha hiện đang có nhiều tranh cãi về cách xử lý và việc chậm trễ trong cứu trợ.

canh-hoang-tan-vi-lu-quet-o-valancia-tay-ban-nha.jpg
Cảnh hoang tàn vì lũ quét ở Valencia, Tây Ban Nha. Ảnh: GETTY IMAGES/FORTUNE

Trận mưa lớn gây lũ quét kinh hoàng ngày 29-10 đã khiến ít nhất 217 người thiệt mạng và hàng chục người khác vẫn chưa được tìm thấy. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở khu vực Valencia và hơn 60 trường hợp ở vùng ngoại ô Paiporta.

Trước đó, quân đội Tây Ban Nha cũng đã cử khoảng 5.000 binh lính để giúp phân phối thực phẩm, nước, dọn dẹp đường phố và bảo vệ chống lại những kẻ cướp bóc. Đây được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng nhất ở châu Âu trong nhiều thập kỷ qua.

Các chính trị gia đối lập đã cáo buộc chính quyền trung ương cánh tả hành động quá chậm trong việc cảnh báo người dân và cử lực lượng cứu hộ. Ông Carlos Mazon-người đứng đầu khu vực Valencia đã tuyên bố rằng Liên đoàn Thủy văn Jucar (CHJ), đơn vị đo lưu lượng dòng chảy của các con sông và khe núi của đất nước đã hủy cảnh báo đã lên kế hoạch 3 lần. Tuy nhiên, chính quyền Tây Ban Nha lại cho biết CHJ không đưa ra cảnh báo rủi ro lũ lụt, vốn là trách nhiệm của chính quyền khu vực.

Trước những chỉ trích về hệ thống cảnh báo và tốc độ ứng phó ban đầu, chính quyền Tây Ban Nha khẳng định đã cung cấp vật tư thiết yếu đến các khu vực chịu ảnh hưởng ngay từ đầu. Tuy nhiên, nhu cầu của người dân vẫn rất lớn và việc phục hồi hoàn toàn sẽ cần nhiều thời gian.

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.