Tập trung phòng trừ rệp sáp gây hại cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Toàn tỉnh hiện có 2.225 ha cà phê bị rệp sáp gây hại. Để kịp thời ngăn ngừa bệnh lây lan ra diện rộng, Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai cùng các địa phương tích cực hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ rệp sáp.

Hàng ngàn ha cà phê bị rệp sáp

Ông Võ Xuân Thịnh-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai-cho biết: Toàn huyện hiện có hơn 10,7 ha cà phê bị rệp sáp. Nguyên nhân là do khí hậu nóng ẩm thất thường và do người dân ít sử dụng hình thức tưới phun mưa nên tạo môi trường thuận lợi cho rệp sáp sinh trưởng. Còn ông Trần Văn Phòng-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Prông thì thông tin: “Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy, rệp sáp gây hại cho cây cà phê xuất hiện từ cuối tháng 1-2023 và có xu hướng tăng. Toàn huyện có 1.225 ha cà phê bị rệp sáp gây hại. Diện tích cà phê bị nhiễm rải rác ở thị trấn Chư Prông và một số xã như: Ia Phìn, Ia Drăng, Ia Tôr, Ia Me… So với các địa phương trong tỉnh thì huyện Chư Prông có diện tích cà phê bị rệp sáp nhiều nhất nhưng chủ yếu là thể nhẹ, tức là mỗi vườn nhiễm một ít với tỷ lệ từ 2,5% đến 5%..

Tập trung phòng trừ rệp sáp gây hại cà phê ảnh 1

Huyện Ia Grai có hơn 10 ha cà phê bị nhiễm rệp sáp. Ảnh: Thiên Di

Dẫn chúng tôi ra thăm vườn cà phê của gia đình, ông Hoàng Trọng Bình (thị trấn Chư Prông) cho hay: “Đã trồng cà phê thì phải xác định cây nhiễm rệp sáp là điều tất yếu. Tuy nhiên, năm nay, diện tích cà phê bị nhiễm rệp sáp ở vùng này nhiều hơn mấy năm trước. Riêng khu vườn của gia đình tôi nhiễm nặng hơn, khoảng 30-40% số cây cà phê bị rệp sáp bám dày đặc. Khả năng là do năm nay thời tiết nóng ẩm thất thường nên tạo môi trường thuận lợi cho rệp sáp sinh sôi, gây hại. Tôi đang triển khai các biện pháp phòng trừ rệp sáp để bảo đảm năng suất cho cây trồng”.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đoàn Ngọc Có: Tính đến ngày 22-2, toàn tỉnh có 2.225/98.728 ha cà phê nhiễm rệp sáp với tỷ lệ 5%. Các địa phương có diện tích cà phê bị rệp sáp nhiều là Chư Prông 1.225 ha, Mang Yang 412,3 ha, Chư Sê 229 ha, Chư Pưh 106 ha, Đức Cơ 100 ha, Ia Grai 10,7 ha.

Triển khai các biện pháp phòng trừ

Gia đình anh Vũ Tiến Mến (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) có 4 ha cà phê, trong đó khoảng 1 ha bị rệp sáp. Anh cho biết: “Tôi liên hệ với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỏi cách phòng trừ và áp dụng theo. Cụ thể, tôi sử dụng vòi nước xịt mạnh vào cây cà phê cho rụng hết lớp cánh hoa khô phía trên để ánh nắng mặt trời chiếu vào, tránh ẩm ướt. Tiếp đó là cắt tỉa cành, nhánh giúp vườn cây thông thoáng và sử dụng các loại thuốc sinh học mà cán bộ kỹ thuật của Trung tâm hướng dẫn. Đến nay, khu vườn của gia đình đã cơ bản diệt được hết rệp sáp”.

Tập trung phòng trừ rệp sáp gây hại cà phê ảnh 2

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Prông (bìa phải) hướng dẫn người dân cách phòng trừ rệp sáp trên cây cà phê. Ảnh: Thiên Di

Trước tình hình rệp sáp gây hại trên cây cà phê, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương đang vào cuộc quyết liệt hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp phòng trừ nhằm giảm thiểu thiệt hại. Ông Lê Sỹ Quý-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê-cho hay: “Chúng tôi đã cử cán bộ kỹ thuật xuống tư vấn cho bà con cách phòng trừ rệp sáp; chủ yếu là hướng dẫn vệ sinh vườn cây, cắt tỉa cành cà phê sau thu hoạch, tưới nước đúng cách và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chúng tôi cũng phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện, đài truyền thanh các xã phát thông báo hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại. Nhờ vậy mà diện tích cà phê nhiễm rệp sáp trên địa bàn huyện cơ bản được khống chế và ở thể nhẹ”.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết thêm: Để kịp thời phòng trừ rệp sáp gây hại cây cà phê, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả như: thường xuyên vệ sinh vườn cây cho thông thoáng, thăm vườn cây để kịp thời phát hiện sự xuất hiện của sinh vật gây hại rồi có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, người dân cần sử dụng thuốc sinh học nhóm Abamectin, Azadirachtin, nấm tím, nấm trắng và các loại hóa chất có hoạt chất Alpha-Cypermethrin, Dimethoate, Benfuracarb… để phòng trừ. Đối với các loại hóa chất thì sử dụng ở những vườn bị nhiễm nặng, mật độ rệp sáp cao và phun đủ liều lượng theo hướng dẫn.

Có thể bạn quan tâm

Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu

Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu

(GLO)-

Sáng 29-5, tại Nhà thi đấu huyện Ia Grai, Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai đã tổ chức sự kiện cộng đồng nhằm giới thiệu Dự án “Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo huớng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu của chi nhánh”.

“Cầu nối” phát triển nông nghiệp bền vững

“Cầu nối” phát triển nông nghiệp bền vững

(GLO)- Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) được thành lập theo Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 30-5-1994 của UBND tỉnh Gia Lai với nhiệm vụ làm “cầu nối” để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Trong 29 năm qua, Trung tâm luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển bền vững.

Trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng: Nhiều triển vọng

Trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng: Nhiều triển vọng

(GLO)- Mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng của Công ty TNHH Minh Khánh Gia Lai (663 Quang Trung, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) và Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Núi Cờ (xã Ia Ka, huyện Chư Păh) bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở thêm một hướng thoát nghèo bền vững cho người dân trên địa bàn.

Kbang: Đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Kbang: Đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Thông qua cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình sinh kế, tiếp thêm động lực giúp các hộ nghèo phát triển sản xuất, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện.
Ia Pa tạo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Ia Pa tạo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Vừa qua, UBND huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị bàn về giải pháp đầu tư, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Với chính sách mở cửa thu hút đầu tư, huyện kỳ vọng sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế, xây dựng các chuỗi liên kết nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Gia Lai siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Gia Lai siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh Gia Lai đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nâng chất lượng rừng trồng

Nâng chất lượng rừng trồng

Mới đầu mùa hè nhưng các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện khắp cả nước đã về dưới mực nước chết. Lưu lượng nước trên các sông suối cũng thiếu hụt nghiêm trọng. Dự báo một mùa hè thiếu nước khốc liệt, kéo theo hàng loạt hệ lụy về môi sinh và dân sinh.
Cây dừa “bén đất” Kbang

Cây dừa “bén đất” Kbang

(GLO)- Để phát triển kinh tế, một số người dân ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai xuống Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) mua dừa giống về trồng. Trên vùng đất cao nguyên nắng gió, cây dừa sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại thu nhập cao cho người trồng.

Đường giao thông nội ở xã Chư Gu thôn được bê tông hóa

Tổng vốn chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2023 trên 50,5 tỷ đồng

(GLO)- Theo thông tin từ UBND huyện Krông Pa, giai đoạn 2021-2023 tổng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 50,590 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 35,742 tỷ đồng, ngân sách địa phương 4,818 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác 9,550 tỷ đồng, vốn huy động khác 480 triệu đồng.
Trồng chanh dây cần liên kết để phát triển bền vững

Trồng chanh dây cần liên kết để phát triển bền vững

(GLO)- Thời gian gần đây, thấy cây chanh dây mang lại lợi nhuận kinh tế cao, nhiều hộ dân trên địa bàn các huyện Ia Grai, Chư Păh, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Mang Yang (tỉnh Gia Lai)… đã đổ xô trồng. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu chanh dây rớt giá. Vì vậy, ngành chức năng khuyến cáo người trồng chanh dây cần liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) để bảo đảm phát triển bền vững.

Cơ hội để cà phê Gia Lai vươn xa trên thị trường thế giới

Cơ hội để cà phê Gia Lai vươn xa trên thị trường thế giới

(GLO)- Sản phẩm cà phê Gia Lai vừa được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) lựa chọn tham gia Dự án thí điểm “Xây dựng chiến lược thương hiệu và tiếp thị dành cho các nhà sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Việt Nam”. Đây được xem là cơ hội để sản phẩm cà phê của tỉnh chuẩn bị đầy đủ hành trang tiến những bước dài trên thị trường thế giới.