Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2017-2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tính đến nay, vụ Đông Xuân năm 2017-2018 toàn tỉnh gieo trồng được hơn 52.474 ha cây trồng các loại, đạt hơn 80% so với kế hoạch. Trong đó, lúa nước 24.745 ha, bắp 3.221 ha, đậu các loại 3.083 ha, mì 5.425 ha, mía trồng mới 1.709 ha, thuốc lá 3.623 ha, rau các loại 8.566 ha và một số cây trồng khác. 
 Người dân huyện Ia Grai chăm sóc lúa Đông Xuân. Ảnh: Lê Nam
Người dân huyện Ia Grai chăm sóc lúa vụ Đông Xuân. Ảnh: Lê Nam
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện tượng ENSO đang ở trạng thái La Nina và tiếp tục duy trì trong các tháng đầu năm 2018. Trong vụ Đông Xuân 2017-2018, các đợt rét đậm, rét hại có khả năng tập trung trong thời gian tháng 1, tháng 2 năm 2018 và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa. 
Do đó, để chủ động và đảm bảo cho sản xuất vụ Đông Xuân 2017-2018, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục khẩn trương rà soát, hướng dẫn người dân tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ gieo trồng trên diện tích đất chưa gieo trồng. Chủ động chuyển đổi diện tích đất trồng lúa không chủ động nước, kém hiệu quả sang trồng rau, củ, quả an toàn, có đầu ra ổn định. Đảm bảo nguồn sản phẩm sạch, có chất lượng cung cấp cho thị trường, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2018. Tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn nông dân thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác, sản xuất thâm canh cây trồng theo hướng hữu cơ, bền vững và sử dụng hợp lý, hiệu quả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. 
Trong đó, đối với cây lúa, khuyến cáo người dân thường xuyên thăm đồng, đặc biệt là trong những ngày vui Tết, đón Xuân Mậu Tuất 2018. Hướng dẫn người dân ứng dụng rộng rãi chương trình IPM, ICM vào sản xuất và thực hiện các biện pháp thâm canh, làm cỏ, tỉa dặm sớm để đảm bảo mật độ cho lúa đẻ nhánh. Theo dõi diễn biến rầy nâu trên đồng ruộng để hướng dẫn người dân phòng trừ kịp thời, có hiệu quả. Đối với rau, củ, quả cần tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP. Khẩn trương rà soát, đề xuất bổ sung quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu rau, củ, quả của địa phương.
Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null