Tập huấn Quy trình cứu trợ tiền mặt cho cán bộ Hội Chữ thập đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 27-3, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai tổ chức khai mạc lớp tập huấn Quy trình cứu trợ tiền mặt cho cán bộ Hội Chữ thập đỏ cấp huyện và cấp xã của 4 huyện Kông Chro, Ia Pa, Kbang và Chư Prông.
Trong hai ngày (27 và 28-3), 25 học viên được giảng viên của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam truyền đạt một số nội dung: Giới thiệu chương trình cứu trợ tiền mặt đã được triển khai trên thế giới; lập chương trình cứu trợ tiền mặt đang triển khai tại Trung ương Hội, hướng dẫn quy trình cứu trợ tiền mặt và thực hiện các biểu mẫu trong cứu trợ tiền mặt…
Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: Hồng Ngọc
Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: Hồng Ngọc
Khóa học đặt ra mục tiêu chính là nâng cao năng lực cho các bộ Hội, trang bị những kiến thức cơ bản và công cụ triển khai chương trình cứu trợ tiền mặt thống nhất cũng như giới thiệu các quy trình, thủ tục, kỹ năng cần thiết để tiến hành hỗ trợ tiền mặt trong cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng gắn với tiến trình phục hồi sớm sau thiên tai. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án “Sáng kiến chuẩn bị ứng phó bằng tiền mặt” tại vùng trọng điểm hay xảy ra thiên tai do Hiệp Hội Chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế, Hội Chữ thập đỏ Anh, Thụy Sĩ tài trợ.
Hồng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.