Tạm dừng tuyển dụng công chức cấp huyện, cấp xã một thời gian ​

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đoàn giám sát đề nghị tạm dừng tuyển dụng công chức cấp huyện, cấp xã một thời gian để sắp xếp, giải quyết đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư. Cùng với đó là tăng cường vận động, thuyết phục, kết hợp có chính sách thỏa đáng để cán bộ, công chức gần độ tuổi nghỉ hưu xin về nghỉ hưu trước tuổi.
 

 Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng.


Tiếp tục chương trình làm việc của phiên họp thứ 9, sáng 14-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nghe và thảo luận về Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021”.

Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, tổng hợp báo cáo của 45/45 Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trong gian đoạn 2019-2021 cho thấy, việc thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân ở các ĐVHC sắp được thực hiện thông suốt, đồng bộ. Các ĐVHC mới thành lập đã chủ động xây dựng kết hoạch cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh thực hiện chính quyền điện tử để phục vụ tốt hơn cho người dân. Cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương sau khi sắp xếp ĐVHC bảo đảm đúng theo quy định.

Về nhân sự, đáng lưu ý là việc triển khai thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24-4-2019 của Chính phủ, sắp xếp ĐVHC cấp xã theo Nghị quyết của UBTVQH và thực hiện Đề án bố trí lực lượng công an xã, thị trấn chính quy diễn ra cùng thời điểm nên việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã gặp nhiều khó khăn, không thể thực hiện được trong năm 2021, thậm chí có thể kéo dài nhiều năm mới giải quyết dứt điểm.

“Dự kiến đến hết năm 2024 hoàn thành việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở ĐVHC mới đảm bảo theo đúng quy định (Phú Thọ, Hòa Bình, Cao Bằng); dự kiến đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc sắp xếp (Nam Định, Hà Tĩnh)…”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết.

Liên quan đến vấn đề này, đoàn giám sát đề nghị tạm dừng tuyển dụng công chức cấp huyện, cấp xã một thời gian để sắp xếp, giải quyết đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư. Cùng với đó là tăng cường vận động, thuyết phục, kết hợp có chính sách thỏa đáng để cán bộ, công chức gần độ tuổi nghỉ hưu xin về nghỉ hưu trước tuổi để có thêm phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành sắp xếp các ĐVHC cấp xã trong giai đoạn sau.

Về lâu dài, cần nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và điều kiện thực tế; ban hành danh mục khung năng lực vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức cấp xã để các địa phương thực hiện sắp xếp, bố trí, tinh giản, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt là có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thực hiện tinh giản số người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu chức danh vị trí việc làm mới, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả theo mục tiêu…

Theo ANH PHƯƠNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.