Tại sao bí quyết sống thọ của người Nhật là ăn cơm?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trước đây, người dân thường ở Nhật Bản không được ăn nhiều gạo, vì hầu hết gạo được dành cho giới quý tộc.

Gạo chứa chất chống viêm tự nhiên, nó ngăn ngừa hình thành mảng bám bên trong mạch máu và giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim, như đau tim hoặc đột quỵ. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Gạo chứa chất chống viêm tự nhiên, nó ngăn ngừa hình thành mảng bám bên trong mạch máu và giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim, như đau tim hoặc đột quỵ. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nhưng ngày nay, ẩm thực Nhật Bản không thể thiếu cơm, sushi hoặc xôi với trứng rán.
Và một bát cơm lành mạnh có thể mang lại lợi ích cho cơ theo nhiều cách đáng ngạc nhiên.
Sau đây, trang tin Bright Side sẽ chỉ ra lý do tại sao bí quyết sống thọ của người Nhật là ăn cơm.
1. Có thể giúp giảm cân

Cơm gạo lứt. Ảnh minh họa: Shutterstock
Cơm gạo lứt. Ảnh minh họa: Shutterstock
Gạo ít chất béo và natri và nhiều chất xơ, nên nó có thể là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân của bạn. Nghiên cứu đã chứng minh những người ăn gạo lứt ít bị tăng cân hơn, theo Bright Side.
2. Giúp bạn trông trẻ hơn
Phụ nữ Nhật Bản sử dụng nước vo gạo để giữ cho làn da mịn màng và tươi trẻ, nhưng ăn cơm thường xuyên cũng có thể làm chậm quá trình lão hóa. Gạo chứa nhiều chất chống ô xy hóa giúp bảo vệ tế bào da khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra và thậm chí có thể làm mờ các nếp nhăn hiện có.
3. Giữ cho trái tim khỏe mạnh
Ăn cơm thường xuyên là cách tự nhiên để cải thiện sức khỏe tim mạch. Bởi vì gạo chứa chất chống viêm tự nhiên, nó ngăn ngừa hình thành mảng bám bên trong mạch máu và giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim, như đau tim hoặc đột quỵ. Gạo cũng chứa nhiều flavonoid đã được chứng minh là có khả năng chống lại các bệnh tim khác nhau, theo Bright Side.
4. Giúp giữ đường huyết không tăng cao

Kiểm tra đường huyết. Ảnh: SHUTTERTOCK
Kiểm tra đường huyết. Ảnh: SHUTTERTOCK
Đối với những người bị đường máu cao, ăn cơm là cách tốt để chống lại tăng đường huyết. Nhưng phải là cơm gạo lứt, vì nó có nhiều chất xơ hơn khoảng 3 lần và có hàm lượng protein cao hơn so với gạo trắng.
Chọn gạo lứt thay vì gạo trắng sẽ mang lại cảm giác no và chỉ ăn 200 gram gạo mỗi ngày có thể giúp hỗ trợ lượng đường trong máu khỏe mạnh.
5. Giúp tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao trong gạo cũng có thể làm giảm táo bón và giúp điều chỉnh hệ tiêu hóa.
Gạo còn giúp thanh lọc cơ thể và thải các chất độc ra khỏi hệ thống, từ đó cũng có lợi cho thận.
6. Cải thiện sức khỏe hệ thần kinh
Ăn cơm thường xuyên sẽ giúp hệ thần kinh gặt hái được nhiều lợi ích. Hệ thần kinh cần các loại vitamin B khác nhau để luôn khỏe mạnh và vì gạo có chứa nhiều loại vitamin B nên nó giúp điều chỉnh các quá trình sinh học của hệ thần kinh.
7. Cung cấp năng lượng
Nếu bạn đã quen uống nước tăng lực trong quá trình tập luyện, hãy thay bằng cơm, vì cơm là một trong những cách lành mạnh nhất để tăng cường năng lượng cho bạn.
Cơ thể cần carbohydrate để chuyển hóa thành năng lượng. Vì gạo rất giàu carbohydrate lành mạnh nên nó có thể giúp giải cứu khi cảm thấy mệt mỏi và đuối sức.
Bạn thường ăn cơm gạo trắng hay gạo lứt?
Hãy tập thay thế dần bằng gạo lứt, bạn sẽ thấy sự khác biệt, theo Bright Side.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.