Tái bản 3 tác phẩm văn học lớn của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày mất của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960), Nhà Xuất bản Kim Đồng đã tái bản 3 tác phẩm: tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, kịch Vũ Như Tô, và truyện lịch sử Hai bàn tay chiến sĩ.

Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Tri tân năm 1942 - là dấu ấn để nhà văn Nguyễn Huy Tưởng khẳng định tên tuổi của mình trên văn đàn. Với Đêm hội Long Trì, người đọc sớm nhận thấy ở Nguyễn Huy Tưởng một ngòi bút có khuynh hướng lịch sử không trộn lẫn.

 

Dựa trên cái nền chắc chắn là chuyện bê bối trong phủ chúa mang nhiều nét bi kịch gia đình mà sử sách đã ghi lại, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lên một bức tranh xã hội thời phong kiến với nhiều vấn đề được đặt ra. Việc tranh ngôi đoạt vị đã dẫn đến kết cục là gia đình nhà chúa rồi cả ngôi vị chúa Trịnh đều tiêu vong. Ở tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, đó không còn là một tấn bi kịch gia đình, dòng họ - cho dù là nhà chúa thì vẫn mang tính riêng tư, mà quan thiết đến cả sự an nguy của kinh thành, hay rộng hơn, của đất nước. Tác phẩm cũng được chuyển thể thành chèo, cải lương, kể cả điện ảnh - phim Đêm hội Long Trì được nhiều người yêu thích.   

Kịch Vũ Như Tô được xem là tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, một vở kịch kinh điển trong nền văn học Việt Nam. Tác giả đã sáng tạo nên một vở bi kịch năm hồi có quy mô rộng lớn, chứa đựng một nội dung tư tưởng sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa. Nổi bật lên trên nền của những xung đột đầy kịch tính và đa chiều xuyên suốt năm hồi kịch, là khát vọng sáng tạo khôn cùng của người nghệ sĩ Vũ Như Tô, là sự đồng cảm trước nghệ thuật cao cả của cặp nhân vật Vũ Như Tô - Đan Thiềm.

 

Tác phẩm ra đời từ nửa đầu thập niên bốn mươi của thế kỉ trước, được in thành sách lần đầu tiên năm 1946. Tuy nhiên, do chiều sâu của những vấn đề phức tạp, không thể giải quyết của vở kịch mà suốt một thời gian dài, tác phẩm không được nhận chân một cách xứng đáng. (Bản thân tác giả cũng sửa đi sửa lại tác phẩm rất nhiều lần).

Nhưng vào năm 1995, Vũ Như Tô được Nhà hát Tuổi trẻ đưa lên sân khấu, sau nửa thế kỉ nằm im lìm trên trang giấy. Kể từ đó, vở kịch như được tái phát hiện, trở thành mối quan tâm hàng đầu trong di sản của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, một trong những vở kịch hay nhất của nước ta, đồng thời là một tác phẩm xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.

“Hai bàn tay chiến sĩ” là một trong những cuốn sách nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết cho thiếu nhi được xuất bản trong những ngày đầu thành lập NXB Kim Đồng. Nhân vật chính của cuốn sách có nguyên mẫu là chiến sĩ Nguyễn Văn Bẩm - một chiến sĩ cách mạng mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có dịp gặp gỡ trong Hội nghị chiến sĩ toàn quân năm 1952. Trong một trận càn ác liệt của địch, Nguyễn Văn Bẩm bị địch bắt. Chúng dùng nhiều cực hình dã man tra tấn để hỏi cung anh, thậm chí, chúng tẩm dầu đốt cháy hai bàn tay anh. Với nghị lực phi thường, anh đã vượt qua mọi cực hình tàn khốc của giặc để trở về với đồng đội, tiếp tục tham gia chiến đấu. Từ những trang ghi chép thực tế, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng bằng tài năng của mình đã xây dựng nên một tác phẩm xúc động, làm lay động lòng người.

 

Cùng với Sống mãi với Thủ đô, An Tư, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Tìm mẹ, An Dương Vương xây thành ốc, Con cóc là cậu ông Giời… ba tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được tái bản lần này giúp độc giả được thưởng thức trọn vẹn các trước tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - những tác phẩm đã nhiều lần được in trong tủ sách chọn lọc dành cho thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.