Tác hại ít người biết của táo bón

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Táo bón là vấn đề sức khỏe rất phổ biến. Trong một số trường hợp, táo bón sẽ gây áp lực lên đại tràng và trực trạng, từ đó gây đau lưng dưới.
Người bị táo bón sẽ khó đi đại tiện. Nguyên nhân thường gặp là do phân quá cứng hoặc khô. Bất kỳ ai cũng có thể bị táo bón. Tuy nhiên, phụ nữ và người lớn tuổi là nhóm thường bị táo bón hơn những nhóm khác, theo The Healthy.
 
Táo bón có thể gây áp lực lên đại tràng và trực tràng, khiến lưng dưới bị đau. Ảnh: Shutterstock
Táo bón có thể gây áp lực lên đại tràng và trực tràng, khiến lưng dưới bị đau. Ảnh: Shutterstock
“Táo bón có thể gây đau lưng dưới vì sự tích tụ phân sẽ gây áp lực lên đại tràng và trực tràng”, tiến sĩ Yili Huang, chuyên gia giảm đau tại Bệnh viện Northwell Health's Phelps (Mỹ), giải thích.
Những cơn đau lưng dưới do táo bón thường sẽ hết khi người mắc đi tiêu được. Tuy nhiên, nếu đã đi tiêu mà vẫn không hết đau lưng dưới thì người bệnh cần phải đến bác sĩ kiểm tra. Cơn đau lưng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tắc ruột, rối loạn chức năng sàn chậu, ung thư ruột kết hoặc trực tràng.
Trong trường hợp đau lưng dưới là do táo bón, cơn đau lưng thường ít nghiêm trọng. Để điều trị và ngăn chặn tình trạng này lặp lại, người mắc có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị tại nhà, thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn.
Một trong những phương pháp quan trọng nhất là phải ăn nhiều chất xơ. Chất xơ sẽ giúp phân dễ đi qua ruột và tống ra ngoài, giúp cải thiện và ngăn ngừa táo bón.
Một phương pháp khác cũng rất dễ thực hiện đó là uống nhiều nước. Nước sẽ giúp phân bớt cứng và khô, giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
Ngoài ra, người mắc táo bón cũng nên thường xuyên tập thể dục. Tập thể dục sẽ giúp các cơ trong cơ thể được kéo dãn, kích thích hoạt động ruột. Các loại hình như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc bất kỳ bài tập cardio nào đều tốt cho ruột.
Nếu cơn đau lưng dưới do táo bón quá khó chịu, người mắc có thể dùng miếng dán hoặc các loại thuốc giảm đau không kê đơn, theo The Healthy.
Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: 2 lần phẫu thuật giúp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng hồi phục kỳ diệu

Gia Lai: 2 lần phẫu thuật giúp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng hồi phục kỳ diệu

(GLO)- Hơn 1 tháng trước, anh N.V.T (SN 1997, xã Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai trong tình trạng chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông, đe dọa tử vong. Các bác sĩ đã thực hiện 2 lần phẫu thuật chuyên sâu, giúp bệnh nhân phục hồi kỳ diệu.

4 điều cần biết để chăm sóc thận cho đúng

4 điều cần biết để chăm sóc thận cho đúng

Nhiều người thường ngày không để ý đến sức khỏe thận và chỉ bắt đầu quan tâm khi thận phát tín hiệu báo động. Đó là lúc thận xuất hiện triệu chứng do những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như sỏi thận, suy thận.

null