Suýt chết do tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một người đàn ông 40 tuổi ở Hà Nội bị sốt cao, đau đầu dữ dội nhưng không đến bệnh viện điều trị mà tự mua thuốc về nhà uống. Khi nhập viện đã tràn dịch màng phổi, thoát huyết tương, đe dọa tính mạng.

Ngày 23-8, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin bệnh nhân nhập viện khi các triệu chứng sốt, đau đầu không thuyên giảm, dù tự uống thuốc 4 ngày, kèm chảy máu cam.

Kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi, tràn dịch ổ bụng và thoát huyết tương do sốt xuất huyết Dengue. Bác sĩ nhận định tình trạng rất nguy hiểm, cần nhập viện gấp để truyền máu và theo dõi sát sao.

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp và khó lường

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp và khó lường

Sau khi tìm hiểu, các bác sĩ cho biết khu vực gia đình anh này sinh sống hiện là một trong những ổ dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại Hà Nội.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa mưa. Thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển và truyền bệnh.

Khi sốt xuất huyết được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ hướng dẫn, chăm sóc và theo dõi diễn biến của bệnh để xử trí kịp thời, hạn chế diễn biến nặng. Phát hiện và điều trị muộn, việc chăm sóc và điều trị gặp nhiều khó khăn hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, chủ yếu chữa triệu chứng và theo dõi dấu hiệu cảnh báo. Một số sai lầm khiến sốt xuất huyết trở nặng, bao gồm chủ quan không đi khám bệnh, tự ý dùng kháng sinh điều trị, nghĩ hết sốt là khỏi bệnh và mắc một lần sẽ không mắc lại nữa.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.