Sức sống mới của văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày hội văn hóa được tổ chức ở nhiều địa phương trong tỉnh là cơ hội để cộng đồng các dân tộc tôn vinh, quảng bá và phát huy giá trị di sản. Cũng từ sự kiện này, nhiều giá trị được khôi phục, đồng thời xuất hiện những sáng tạo mới mẻ cho thấy sự vận động, phát triển không ngừng của văn hóa khi được bảo vệ và phát huy đúng cách.

Giữa những dàn chiêng đồng tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ II-2023 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), dàn chiêng tre của đoàn nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) được xem là “đặc sản”. Những chiếc chiêng dài, ngắn khác nhau làm từ tre già được các thành viên là những nghệ nhân lớn tuổi cho đến thế hệ măng non nhịp nhàng diễn tấu. Âm nhạc từ dàn chiêng tre như một lời ru êm ả của đại ngàn. Nghệ nhân Ưu tú Alip đi cuối đoàn, vẻ mặt không giấu niềm vui khi những chiếc chiêng tre độc đáo mang đến ngày hội một món ăn tinh thần mới lạ.

Dàn chiêng tre của đoàn nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ II. Ảnh: Minh Châu

Dàn chiêng tre của đoàn nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ II. Ảnh: Minh Châu

Ông cho biết, chiêng tre là nhạc cụ nguyên sơ nhất mà người Tây Nguyên tạo ra âm nhạc phục vụ đời sống. Họ chơi chiêng tre nhưng cũng không biết nó xuất hiện trước hay sau chiêng đồng. Do nhiều yếu tố, chiêng tre không còn được sử dụng phổ biến nữa. Chị Đinh Thị Lan-công chức Văn hóa-Xã hội huyện Đak Đoa-chia sẻ: Glar là địa phương duy nhất trong huyện còn giữ kỹ thuật chế tác và trình diễn chiêng tre, nhạc khí thô sơ nhất của người bản địa Tây Nguyên. Do đó, ngành Văn hóa huyện khuyến khích bà con khôi phục, gìn giữ giá trị văn hóa trước nguy cơ mai một.

Huyện Đak Đoa cũng là địa phương có nhiều cách làm mới để khuyến khích cộng đồng khôi phục, gìn giữ giá trị văn hóa. Tại Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn huyện diễn ra cuối tháng 4 vừa qua, Ban tổ chức đã đưa thêm nhiều nội dung mới. Lần đầu tiên sự kiện có phần thi chế biến ẩm thực truyền thống và giã gạo chày đôi. Nếu phần thi giã gạo khiến nhiều phụ nữ ở các làng Bahnar được sống lại không khí rộn ràng, hào hứng của những ngày hội làng trước đây thì phần thi ẩm thực truyền thống lại là sân chơi để nhiều chị em ôn lại và khôi phục những món ăn đã lùi xa trong ký ức.

Chị H'Thúy (làng Ktu, xã Glar) chia sẻ, nếu không tham gia ngày hội, chị sẽ không dụng công để làm món muối cá trê gác bếp. Bởi để làm món ăn truyền thống này, thời gian phải tính bằng tuần, bằng tháng, chỉ phù hợp với lối sống chậm của ông bà ngày xưa. Du khách và người dân có dịp hiểu thêm mảng màu văn hóa ẩm thực đặc sắc của người bản địa Tây Nguyên. Các nội dung mới đưa vào ngày hội cũng khuyến khích sự tham gia của nhiều chủ thể, nhất là phụ nữ có nhiều “đất diễn” để tôn vinh sắc màu văn hóa của dân tộc.

Sắc màu mới tại các sự kiện văn hóa cũng cho thấy sự vận động, phát triển không ngừng của văn hóa. Hình ảnh những nữ pram, pơtul (hóa trang, múa hề) tại Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ II hay các đội cồng chiêng nữ, múa trống nữ xuất hiện ngày càng nhiều là những sáng tạo mới mẻ của cộng đồng các dân tộc, góp phần bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Thi giã gạo chày đôi tại Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa. Ảnh: Minh Châu

Thi giã gạo chày đôi tại Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa. Ảnh: Minh Châu

Trong tháng 5 này, huyện Krông Pa sẽ tổ chức Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số và hội chợ kết nối nông sản. Theo ông Ngô Đức Mạo-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện, đây là hoạt động mở rộng của hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc toàn huyện những năm trước.

“Ngày hội không mang nặng tâm lý thi đấu, bà con thoải mái phô diễn hết cái hay, cái đẹp trong đời sống văn hóa của dân tộc mình. Đây là lý do sự kiện thu hút đông đảo nghệ nhân, người dân tham gia so với các năm. Như xã Ia Rmok đăng ký số lượng người đông nhất từ trước tới nay, gần như tất cả các nội dung trong ngày hội. Đây là năm đầu tiên huyện đổi mới hình thức tổ chức, đồng thời là tiền đề để những năm sau mở rộng quy mô, mời thêm một số địa phương lân cận như: Phú Yên, Bình Định, Đak Lak tham gia nhằm giới thiệu nét văn hóa đặc trưng, từ đó nâng tầm thành ngày hội văn hóa-du lịch”-ông Mạo cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.