Sẽ có vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi trong 12 tháng tới?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chia sẻ tại cuộc họp bàn giải pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi, ông Đào Mạnh Lương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin, cho rằng, dù dịch đang diễn biến phức tạp nhưng người chăn nuôi không nên quá lo lắng, chắc chắn sẽ có vaccine phòng bệnh này trong thời gian sớm nhất.
Lý giải cho nhận định này, theo ông Đào Mạnh Lương, hiện nay, mọi người đưa ra quan điểm là chưa có phương pháp chữa, hoặc chưa có vaccine. "Tôi nghĩ rằng, thế giới chưa sản xuất ra vaccine vì nhu cầu sử dụng chưa cao. Và tôi tin rằng chỉ trong 12 tháng tới là sẽ có vacine phòng bệnh. Nếu có doanh nghiệp sản xuất được vacine, tôi rất mong Cục Thú y, Bộ NNPTNT cần đẩy nhanh nghiên cứu và ban hành các thủ tục để doanh nghiệp trong nước có thể sử dụng vắc xin trong phòng bệnh trên đàn vật nuôi”, ông Lương nói.
 
 Ông Đào Mạnh Lương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: NN
Bên cạnh đó, theo ông Lương, chúng ta cũng nên xem xét lại quá trình chống dịch hiện nay đã phù hợp chưa. "Tôi nghĩ trong thời gian qua, có cảm giác là chúng ta đang cố gắng dập dịch, chứ không phải là kiểm soát nó. Tây Ban Nha, Ba Lan hay nhiều nước Châu Âu rất thành công về vấn đề kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi, và tôi tin Việt Nam hoàn toàn có thể kiểm soát được" - ông Lương khẳng định.
Ông Lương cho rằng, truyền thông dường như đang cố gắng để dẹp được dịch tả lợn châu Phi, điều này là không thể. Bởi vậy, truyền thông cần đảm bảo tính khách quan để người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn, bởi rất khó để tìm ra loại thực phẩm nào thay thế hoàn toàn cho thịt lợn.
Một vấn đề ông Lương đề nghị ngành chức năng và các địa phương quan tâm là bảo vệ đàn giống. "Chúng ta phải thấy rằng ngày thứ 6 tuần trước, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã đưa ra văn bản đề nghị các địa phương có giải pháp duy trì đàn giống. Đây không chỉ là vấn đề dập dịch mà phải duy trì đàn lợn. Một năm vừa qua, tổng đàn nái của Trung Quốc đã giảm 20%, giá lợn trong tuần vừa qua tăng 37%. Vậy trong 6 tháng tới Việt Nam có khủng hoảng thịt lợn hay không?" - ông Lương đặt câu hỏi.
Từ thực tế đó, đại diện Mavin đề nghị Bộ NNPTNT kiến nghị Chính phủ đưa ra hành động mang tính liên bộ. Ví dụ Bộ Y tế kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm để người tiêu dùng tin rằng virus ASF không làm hại đến sức khoẻ con người. Chúng tôi cũng đang sử dụng các biện pháp quyết liệt khác như ngăn lưới ở các trại nái. Nhân viên đã được tuyên truyền và phải làm việc 26 ngày liên tục trong trại không được ra ngoài.
Tháng 11 năm ngoái, ở Mỹ đã có hội thảo rất chuyên sâu về vấn đề này. Họ khẳng định nguyên liệu thức ăn là nguyên nhân quan trọng khiến dịch tả lợn lây lan. Bởi vậy, toàn bộ nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, phương tiện, vật liệu trong trại đều phải sát trùng rất cẩn thận.
 
Việt Nam đã phân lập được virus dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: I.T
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu sản xuất vacvine, ông Nguyễn Văn Long - Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y, Bộ NNPTNT), cho hay: Ngay trong ngày hôm qua, toàn bộ Phòng Dịch tễ, Cục Thú y đã kiểm chứng thông tin về tình hình dịch tễ trên thế giới. Hiện có 59 quốc gia đã từng nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.
“Hôm nay, có thông tin là Trung Quốc đã phân lập được virus ASF, thì Việt Nam cũng đã phân lập được virus dịch tả lợn châu Phi tại ổ dịch ở Hưng Yên và Thái Bình, dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài” - ông Long thông tin.
Ông Long cho biết, các phòng thí nghiệm của Việt Nam đang thực hiện bước nuôi cấy, phân lập nhân lên để phân loại virus phục vụ nghiên cứu sản xuất vacine. Về huy động nguồn lực quốc tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ đầu tiên cho Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Phía Hoa Kỳ cũng đã cử rất nhiều chuyên gia sang hỗ trợ để ghi nhận xem Việt Nam cần gì. Các doanh nghiệp cũng đã tham gia tích cực với Bộ NNPTNT, nhằm hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.
"Thực tế hiện nay, trong các xã có dịch thì chỉ có một số hộ có lợn nhiễm dịch. Chúng ta cho phép người dân giết mổ, tiêu thụ tại cấp xã công bố dịch, nếu huyện công bố dịch thì cho phép tiêu thụ tại cấp huyện, tỉnh có dịch thì cho phép tiêu thụ tại cấp tỉnh. Chỉ có những chuồng có lợn nhiễm bệnh thì mới phải tiêu huỷ, còn các chuồng khác có thể tiếp tục được nuôi tiếp và theo dõi lâm sàng" - ông Long hiến kế.  
Khánh Nguyên (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.