Rối loạn nhịp tim: Chớ xem thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung bình mỗi ngày tim đập trên 100.000 lần, bơm 2.000 lít máu đi nuôi cơ thể và hoạt động suốt đời. Nhịp tim bình thường ở người trưởng thành dao động từ 60 - 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim không ở ngưỡng trên hoặc xuất hiện triệu chứng như ngừng tim, bỏ nhịp, hay đánh trống ngực thì đó là dấu hiệu bị rối loạn nhịp tim (RLNT).
Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy vừa điều trị thành công cho bé gái 8 tuổi người dân tộc M’Nông (ngụ tại Đắk Nông), có nhịp tim nhanh hiếm gặp. Người nhà bệnh nhi cho biết, tim em thường đập rất nhanh, có lần tim đập nhanh hơn 200 lần/phút kéo dài cả ngày làm em phải nhập viện để bác sĩ can thiệp. Em được chẩn đoán mắc hội chứng kích thích sớm với nhiều cơn nhịp nhanh trên thất.
 
Vào giữa tháng 5, các bác sĩ BV Từ Dũ cũng gặp phải trường hợp bệnh nhi vừa chào đời đã bị RLNT. Đó là 2 bé trai sinh mổ, cân nặng 1,9kg mỗi bé. Vừa lọt lòng mẹ, 2 bé có nhịp tim 40 lần/phút nên được chuyển sang phòng mổ bên cạnh để theo dõi điều trị.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Lương Cao Sơn, Phó Trưởng khoa Nội tim mạch - BV Đại học Y Dược TPHCM, hoạt động bình thường của tim sẽ bị ảnh hưởng khi một trong 3 thành phần - gồm cơ tim, van tim, hệ thống điện học của tim - bị tổn thương. Khi khả năng tạo xung hoặc dẫn truyền xung động trong tim bị rối loạn sẽ dẫn đến các buồng tim co bóp không theo tuần tự và hiệu quả. Máu được hút đẩy không đều nên bị ứ lại trong tim, đồng thời máu không được cung cấp đầy đủ cho hệ tuần hoàn, gây ra các triệu chứng của RLNT. Mọi lứa tuổi đều có khả năng bị RLNT, nhưng người càng cao tuổi dễ có nguy cơ mắc bệnh và thường nguy hiểm hơn người trẻ.
Rối loạn nhịp tim chia làm 2 nhóm. Đối với RLNT nhanh bệnh lý, tim sẽ đập trên 150 - 180 lần/phút, kèm các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở. Với RLNT chậm, tim sẽ đập dưới 60 lần/phút, làm bệnh nhân bị ngất, hoặc dẫn đến ngưng tim. 
Đối với trường hợp RLNT nhanh quá mức có thể gây rối loạn huyết động, đặc biệt là nhịp nhanh thất và rung thất. “Rung thất là tình trạng cơ tâm thất (buồng tim phía dưới) không bóp nữa, mà nó chỉ rung lên do những xung động loạn xạ phát ở buồng tâm thất. Nếu chậm trễ đưa người bị rung thất vào viện thì chắc chắn sẽ đưa đến tử vong, do máu không được bơm ra khỏi tim. Bệnh nhân bị rung thất chỉ sau 4 phút không được cấp cứu sẽ bị chết não gây đời sống thực vật, hoặc tử vong”, bác sĩ Lương Cao Sơn cho biết thêm.
Để tránh khỏi nguy cơ ngưng tim do rung thất, bác sĩ sẽ cấy đặt máy khử rung tự động dưới cơ ngực, từ đó nó sẽ theo dõi và phát ra cú sốc điện cắt cơn kịp thời khi bệnh nhân xuất hiện loại rối loạn nhịp thất nguy hiểm này.
Cũng có trường hợp bệnh nhân bị RLNT nhưng lại không biểu hiện triệu chứng, bệnh lý, chỉ được phát hiện khi tiến hành đo điện tâm đồ. “Việc có biểu hiện triệu chứng hay không tùy thuộc vào sự nhạy cảm của từng người. Nhiều người bị RLNT nhanh hoặc chậm không phát hiện được thì cứ nghĩ mình may mắn, nhưng thật ra nếu trường hợp đó kéo dài lâu ngày quá sẽ dẫn đến bị suy tim do tim phải làm việc quá mức. Vậy nên, để phát hiện RLNT, chúng ta cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ”, bác sĩ Lương Cao Sơn khuyến cáo.
KIM HUYỀN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.