Ra mắt truyện tranh dã sử "Truyền thuyết Long thần tướng" tại Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 1-11, tại Hà Nội đã có buổi ra mắt bộ truyện tranh “Truyền thuyết Long thần tướng”, do nhóm tác giả Nguyễn Thành Phong - Nguyễn Khánh Dương - Nguyễn Mỹ Anh thực hiện với sự hỗ trợ nguồn vốn từ cộng đồng.
 

Bìa cuốn truyện
Bìa cuốn truyện "Truyền thuyết Long thần tướng" tập 1.

“Truyền thuyết Long thần tướng” là một bộ tác phẩm truyện tranh dã sử. Trong đó, bối cảnh và các sự kiện lịch sử là có thật, còn các nhân vật, tình tiết truyện là hư cấu.

Mười năm trước, tác giả Nguyễn Thành Phong cùng Nguyễn Khánh Dương đã có phiên bản đầu tiên của “Long thần tướng” trên tạp chí Truyện tranh trẻ. Tuy nhiên, với phiên bản mới này, nhóm tác giả đã làm lại hoàn toàn dựa trên ý tưởng của mình, với phong cách kể chuyện mới bằng hai tuyến truyện đan xen quá khứ, hiện tại, cách vẽ và tạo hình nhân vật ước lệ, tinh giản hơn.

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức - cố vấn hình ảnh và ngôn ngữ tác phẩm cho biết, nhóm tác giả đã cố gắng truyền tải một cách chân thực nét văn hóa, phong tục Việt Nam cho phù hợp bối cảnh lịch sử.

 

Nhóm tác giả giới thiệu về cách tạo hình nhân vật trong truyện.
Nhóm tác giả giới thiệu về cách tạo hình nhân vật trong truyện.

“Về hình ảnh thì sau cuốn sách Ngàn năm áo mũ, tôi khảo cứu về trang phục, trên những thành quả tôi nghiên cứu được, đã chỉ cho các bạn ấy thế nào là Việt Nam và những nét nào thể hiện rõ bản chất Việt Nam trong đó. Từ ăn mặc, từ sinh hoạt sống trong truyện đều phải có những cố vấn nhất định. Còn về mặt ngôn ngữ, không thể nào hoàn nguyên, phục dựng lại ngôn ngữ thời Trần được thì họ cố gắng làm sao mang hơi thở, phong vị cổ kính một chút, để gọi là có hơi hướng cổ mà thôi”, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức chia sẻ.

Chọn phương thức gây quỹ cộng đồng để xuất bản cuốn sách, nhóm tác giả cho biết, sau 2 tháng phát động (từ ngày 1-4 đến 31-5), những người ủng hộ chiến dịch gây quỹ cộng đồng dự án “Truyền thuyết Long thần tướng” tập 1 đã nhận được 330 triệu đồng. Phương thức này góp phần rút ngắn khoảng cách giữa độc giả và tác giả. Độc giả có quyền lựa chọn và ủng hộ để xây dựng những sản phẩm “tiềm năng”, ưa thích của mình.

Nguyễn Khánh Dương - người viết kịch bản tác phẩm cho biết: “Chúng tôi dự định khoảng giữa tháng 11 tới sẽ thông tin về việc có một dự án gây quỹ nữa để ra mắt tập thứ 2. Lần này sẽ không lớn như dự án lần trước. Trong lần gây quỹ trước, có một số bạn còn ngại ngần vì không biết chắc chắn có làm được sản phẩm không. Vì thế, hy vọng với dự án thực hiện tập 2, những người còn ngại ngần sẽ có cơ hội. Gây quỹ cộng đồng gần như là xu hướng phổ biến nhất hiện nay để cho những nghệ sĩ độc lập - những người có ý tưởng, ước mơ, có sản phẩm nhưng gặp vấn đề khó khăn về kinh phí có cách đưa những tác phẩm của mình đến tận tay độc giả”.

Bộ truyện tranh “Truyền thuyết Long thần tướng” dự kiến sẽ có 5 tập. Tập 2 sẽ ra mắt vào đầu năm 2015.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.