Quy hoạch phòng-chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 145/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục đích của Kế hoạch nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14-7-2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của quy hoạch.

Xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án ưu tiên triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong triển khai thực hiện.

Xây dựng kế hoạch đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi, công trình phòng-chống thiên tai.

Hồ thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Trần Hóa

Hồ thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Trần Hóa

Chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch gồm: Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm nguồn tài chính; bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trong đó, Kế hoạch đưa ra giải pháp là hoàn thiện cơ chế chính sách và triển khai có hiệu quả chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; xây dựng cơ chế chính sách huy động nguồn lực ứng phó với thiên tai từ quỹ phòng, chống thiên tai để thu hút tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai theo quy hoạch.

Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực thuỷ lợi và phòng, chống thiên tai, nhất là trong công tác quản lý, khai thác, vận hành công trình thuỷ lợi, quản lý đê điều, ứng phó trước các tình huống thiên tai; củng cố, kiện toàn các tổ chức thủy lợi cơ sở phù hợp với đặc thù của vùng, miền. Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực thủy lợi, phòng-chống thiên tai…

Tăng cường ứng dụng công nghệ số, hạ tầng quản trị số, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, thông minh vào quản lý, khai thác hạ tầng thủy lợi, phòng-chống thiên tai; quan trắc công trình, kiểm tra, kiểm định, đánh giá, đề xuất các giải pháp, công cụ đánh giá an toàn đập, chủ động ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước, giảm thiểu ảnh hưởng của sự cố đập, hồ chứa đến hạ du; quan trắc, giám sát công trình đê điều, phòng-chống sạt lở bờ sông, bờ biển, nguồn nước, số lượng nước, chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi...

Đẩy mạnh bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác công trình, hệ thống công trình thủy lợi, công trình phòng-chống thiên tai; ưu tiên các dự án (hồ chứa, đập dâng...) góp phần cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan; áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính...

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.