Quảng Ngãi: Nuôi thử nghiệm thành công cá bống cát, đặc sản sông Trà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qua 3 tháng nuôi thử nghiệm đặc sản tỉnh Quảng Ngãi, mô hình nuôi cá bống cát có kết quả sinh trưởng tốt, góp phần tái tạo nguồn lợi cá bống đang dần cạn kiệt trên sông Trà Khúc.
Cá bống cát có trọng lượng trung bình khoảng 11gr/con, sinh trưởng phát triển tốt. Ảnh: Nguyễn Trang
Cá bống cát có trọng lượng trung bình khoảng 11gr/con, sinh trưởng phát triển tốt. Ảnh: Nguyễn Trang
Mô hình nuôi cá bống cát trong ao nuôi ven sông Trà Khúc thuộc đề tài “Nghiên cứu nhân tạo và nuôi thử nghiệm thương phẩm cá bống cát sông Trà tỉnh Quảng Ngãi” được UBND tỉnh phê duyệt với kinh phí 1,6 tỷ đồng, trong đó hộ dân nuôi trồng thử nghiệm đối ứng 200 triệu đồng do Sở KH-CN chủ trì, giao Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung thực hiện.
Sau 3 tháng thực hiện mô hình tại hộ nuôi ông Nguyễn Hữu Còn (xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi) đã mang lại hiệu quả bước đầu. Từ khi thả nuôi 12 nghìn con giống, ông đã thu hoạch được 105kg. Cá bống cát đạt tỷ lệ sống 80%, trọng lượng trung bình khoảng 11gr/con.

Hồ nuôi của ông Còn đang thu hoạch cá bống cát. Ảnh: Nguyễn Trang
Hồ nuôi của ông Còn đang thu hoạch cá bống cát. Ảnh: Nguyễn Trang
Ông Nguyễn Hữu Còn cho biết: “Vùng cửa sông Trà Khúc có nguồn nước giao thoa giữa môi trường nước ngọt và nước mặn từ biển, độ mặn từ 3-5‰, nên rất thích hợp để nuôi cá bống cát”.
Theo ông Còn, việc nuôi cá bống cát sẽ giúp tái tạo nguồn cá bống đang có nguy cơ cạn kiệt trên sông Trà Khúc, mở ra mô hình nuôi mới để người dân ven sông phát triển kinh tế.

Mô hình nuôi cá bống cát được nhân rộng sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân đồng thời tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Nguyễn Trang
Mô hình nuôi cá bống cát được nhân rộng sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân đồng thời tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Nguyễn Trang
Ông Lê Văn Diệu, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung cho biết: “Đây là lần nuôi thử nghiệm đầu tiên, chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ, quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài cá này”.
Theo ông Lê Văn Diệu, để sản xuất giống cá bống cát nhân tạo cần xây dựng đàn cá bố mẹ có chất lượng tốt, ổn định. Khi đề tài hoàn thiện, mô hình sẽ được triển khai, nhân rộng trong thời gian đến.
Theo quyết định phê duyệt triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong đó,  đề tài “Nghiên cứu nhân tạo và nuôi thử nghiệm thương phẩm cá bống cát sông Trà tỉnh Quảng Ngãi” mục tiêu nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bống cát sông Trà với tổng số lượng cá bột sản xuất được 1 triệu con, nghiên cứu ươm giống cá bống cát sông Trà với tổng số lượng con giống sản xuất được 200.000 con, kích cỡ 2-3cm.
Nuôi thử nghiệm thương phẩm cá bống cát sông Trà trong môi trường nước ngọt và nước lợ, sản lượng cá thương phẩm sản xuất được khoảng 400kg (cỡ 8-10gr/con)
Duy trì, phát triển nguồn lợi cá bống cát sông Trà và tạo sinh kế cho người dân bằng việc thả tái tạo nguồn lợi 50.000 con giống cá bống cát.
NGUYỄN TRANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.