Quảng Ngãi: Chán trồng dưa hấu, anh nông dân trồng thứ quả tròn như trái bóng, dịch giã như thế vẫn bán có lời

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Khi nói đến cây dưa lưới, người ta thường biết đến với cách trồng trong nhà lưới, nhà màng, nhưng nông dân ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại trồng ngoài đồng ruộng. Trồng ngoài ruộng mà cây dưa lưới vẫn phát triển tốt, quả to, ngon ngọt, hiệu quả kinh tế cao, mở ra nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế cho nông dân nơi đây.

Cánh đồng thôn Phú Nhiêu 1, xã Bình Tân Phú (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) trước đây bà con nông dân thường thâm canh tăng vụ với các loại rau, màu truyền thống hoặc gieo cấy lúa, dưa hấu,…

Tuy nhiên những loại cây trồng này đều không cho hiệu quả cao bởi không chủ động được nước tưới.

 

Anh Nguyễn Hải, xã Bình Tân Phú (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bên ruộng dưa lưới của gia đình
Anh Nguyễn Hải, xã Bình Tân Phú (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bên ruộng dưa lưới của gia đình.


Từng có kinh nghiệm 5 năm trồng dưa hấu, anh Nguyễn Hải cho biết, trồng dưa hấu rất vất vả nhưng giá bán lại bấp bênh, vụ dưa nào có giá bán từ 5.000 đồng/kg trở lên thì người trồng mới có lãi, còn nếu giá thấp thì sẽ bị lỗ.

Trước tình hình đó, năm 2020, anh Hải quyết định chuyển 5 sào đất ruộng sang trồng dưa lưới có liên kết tiêu thụ sản phẩm (1 sào = 500m2). Kết quả vụ dưa lưới đầu tiên cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng dưa hấu.

Sau thời gian trồng thử nghiệm dưa lưới ngoài đồng ruộng, anh Hải nhận thấy giống dưa lưới Nhật Bản rất dễ trồng, cho quả quanh năm, quả tròn, vỏ dày, gân lưới đẹp mắt, ruột vàng, có vị ngọt nhẹ, thanh mát.

Cây dưa lưới phát triển tốt nhất vào những mùa có khí hậu nóng (khoảng từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch). Hiện, gia đình anh đã mở rộng diện tích trồng dưa lưới lên thành 18 sào bằng việc thuê phần đất bỏ hoang trong mùa khô của người dân quanh vùng, cải tạo lại.

Hạt giống được ươm mầm trong bầu, khi cây con được 3-4 lá thật anh sẽ trồng ra luống với khoảng cách cây cách cây là 50 cm.

Sau 35 ngày cây dưa lưới sẽ cho ra hoa và 40 ngày là đến giai đoạn tuyển chọn trái. Mỗi gốc dưa lưới chỉ cần để 2 dây và mỗi dây nuôi một trái.

Khi đã lựa chọn để trái đẹp, anh tiến hành bấm ngọn để cây dưa tập trung nuôi trái. Để trái dưa phát triển đồng đều, ngoài việc chăm chỉ cắt tỉa dây leo còn phải thường xuyên theo dõi lượng nước cung cấp hàng ngày cho cây theo từng thời điểm phát triển.

Sau 90 ngày, vườn dưa lưới đã đến lúc chuẩn bị thu hoạch. 1 sào anh thu được 900 – 1.000 trái, mỗi trái có trọng lượng bình quân khoảng 1,2 - 2,5 kg, năng suất đạt gần 2 tấn/sào.

Với giá bán dưa lưới tại ruộng là 17.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình anh thu lãi hơn 18 triệu đồng/sào.

 

Với câu nói rất đỗi mộc mạc và chân thành của người dân nơi đây: “16 sào dưa hấu cho thu nhập không bằng 2 sào dưa lưới”, một lần nữa lại khẳng định việc lựa chọn giống cây trồng mới để đưa vào sản xuất là hoàn toàn hợp lý. Trong thời gian đến anh Hải dự định mở rộng thêm diện tích phát triển dưa lưới và liên kết các hộ khác để phát triển thành vùng sản xuất có quy mô hơn.

https://danviet.vn/quang-ngai-chan-trong-dua-hau-anh-nong-dan-trong-thu-qua-tron-nhu-trai-bong-dich-gia-nhu-the-van-ban-co-loi-20210824172418217.htm

 

Theo Huyền Hương (TTKN tỉnh Quảng Ngãi/TTKN QG, Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.