Qua vùng đất cổ An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Trấn Tây Sơn (Bình Khê) đất võ vang danh một thời là nơi quy tụ nhiều hào kiệt đất Bắc trong đó có tổ tiên anh em Nguyễn Nhạc, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc…

Mảnh đất giàu văn hóa ấy còn được mở rộng lên vùng An Khê-Tây Sơn Thượng đạo, nơi phát tích phong trào khởi nghĩa của Tây Sơn Tam kiệt.

1-kim-thoa22.jpg
Các giáo viên Tổ Ngữ văn Trường THPT chuyên Hùng Vương và học sinh tham quan Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo. Ảnh: Kim Thoa

An Khê tiếp giáp cả 3 vùng núi non, đồng bằng và biển cả, có khả năng dung chứa những đặc điểm phong tục, tập quán riêng có của vùng miền.

Địa hình đặc biệt đó có thể là lý do chính thôi thúc Nguyễn Nhạc mở rộng địa bàn hoạt động lên vùng An Khê-Tây Sơn Thượng đạo và liên minh với các tù trưởng dân tộc miền núi ở đây.

Cánh đồng cô Hầu của Ya Đố là minh chứng không chỉ cho một mối “liên hôn chính trị” hiệu quả mà còn là hiện thân của tình nghĩa bền chặt sắt son giữa miền ngược và miền xuôi.

Bao giọt mồ hôi đã đổ xuống, bao công sức khai hoang đã gửi lại trên cánh đồng màu mỡ bạt ngàn ấy. Để ngày hôm nay, vùng đất An Khê, Kbang còn được biết đến với đặc sản mít, cam, quýt nức tiếng thơm ngon.

Phải chăng đó là thành quả thừa hưởng từ tấm lòng và tầm nhìn của người vợ Bahnar giỏi giang, tháo vát của Nguyễn Nhạc, người đã góp công đầu tạo nên sự trù phú của ruộng vườn, đồng rẫy An Khê.

Một sáng mùa đông theo chân đoàn tham quan đến Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, tôi thật sự ngỡ ngàng và thắc mắc trong lòng: Tại sao nơi đây trưng bày đồng thời cả hiện vật của phong trào Tây Sơn và một số hình ảnh, mẫu đá của sơ kỳ Đá cũ?

Nhà bảo tồn di tích khảo cổ sơ kỳ Đá cũ Rộc Tưng 1 cách đó không xa đã cho tôi câu trả lời thỏa đáng. Những công cụ đá trong địa tầng phong hóa nguyên vẹn thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ cho người tham quan. Những công cụ đá thô sơ trên vùng đất cổ xưa này đã kể về lịch sử tiến hóa của loài người cách đây hơn 80 vạn năm.

Tôi tin yếu tố lịch sử, tâm linh, trầm tích văn hóa và hồn thiêng sông núi luôn hô ứng, song hành như một “tín hiệu vũ trụ” màu nhiệm để đưa con người đến những cột mốc phát hiện không ngờ. Vùng đất cổ An Khê có lẽ đã kết tụ những lớp “trầm tích” quý giá linh thiêng như thế.

“Ai về nói với nậu nguồn/Mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Măng le hay mít non, đều là sự phong phú của đặc sản “nậu nguồn”. Câu ca dao ấy chắc hẳn đã rất quen thuộc với biết bao nhiêu người buôn bán giao thương trên con đường huyết mạch từ đèo Mang Yang qua An Khê nối Gia Lai và Bình Định.

Nó cứ ngân nga trong tôi một nỗi bồi hồi xúc động kỳ lạ mỗi khi ngược xuôi đi về 2 miền đất. Còn không biết bao nhiêu thứ nữa, ngược xuôi “giao nhau” trong niềm thương nỗi nhớ của người đi kẻ ở.

Tôi nhớ đến tẩu thuốc lá của các già làng Tây Nguyên, tục ăn trầu của đồng bào Bahnar ở Kông Chro, chắc hẳn có liên quan đến thời ông Hai Trầu những ngày đầu dấy binh tụ nghĩa ở vùng Tây Sơn Thượng đạo và lời hiểu dụ còn âm vang của Vua Quang Trung-Nguyễn Huệ: “đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng!”.

Lặng nhìn vòm mái An Khê đình cong cong vừa mang dáng dấp thân thương quen thuộc của nhà sàn Bahnar lại vừa gợi nét trầm mặc cổ kính của mái đình làng quê, lòng đan xen những nỗi niềm khó tả.

Sự giao thoa văn hóa trong bối cảnh thời đại nào cũng là một quy luật tất yếu. Nhưng xuyên thấm đến mức sâu sắc, tạo thành sự chuyển hóa nhuần nhị trong tổng hòa các mối quan hệ chính trị, văn hóa, kinh tế, lịch sử và đời sống cộng đồng để tạo nên những cột mốc giá trị vững bền thì không phải vùng đất nào cũng may mắn có được.

An Khê là một mảnh đất giàu trầm tích và độc đáo về văn hóa là nhờ sự tiếp biến đặc biệt đó.

Người ta thường thích thăm thú chốn nước non hữu tình, muốn dừng chân lâu hơn ở chỗ thâm sơn diễm lệ, nhưng có lẽ sẽ thiết tha ngẫm ngợi sâu hơn về một vùng đất giàu trầm tích văn hóa, nhất là khi nó ẩn tàng sau những gì xưa cũ, đơn sơ.

Phải thế không mà dẫu nhiều lần ngược xuôi qua vùng sơn địa mênh mông “Chỉ lô nhô đá cuội dáng trầm tư/chỉ lau lách cỏ gai chen cát trắng” (Nguyễn Đình Phê), 2 tiếng An Khê đất cổ thân thương khiến lòng bâng khuâng thấy dặm đường đèo quanh co ngút ngát chẳng còn xa.

Có thể bạn quan tâm

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(GLO)- Sáng 6-2, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai do ông Nguyễn Hoàng Phong-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng năm mới các đoàn viên, người lao động làm việc tại một số nghiệp đoàn, công ty trên địa bàn TP. Pleiku.

Khởi sắc xã vùng biên

Khởi sắc xã vùng biên Ia Khai

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã vùng biên Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

Ủy ban nhân dân huyện Kbang yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan và các đơn vị chủ rừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về PCCCR. Ảnh: M.P

Kbang chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

(GLO)- Bước vào mùa khô năm nay, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng kế hoạch, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn, đơn vị chủ rừng tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn.