Trên đỉnh Charlie

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới đây, tôi có dịp cùng đoàn công tác của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang lên thăm Di tích lịch sử Điểm cao 1015 (Charlie) và Điểm cao 1049 (Delta) nằm trên dãy núi Ngok Bờ Biêng và Ngok Ring Rua ở phía Tây của tỉnh, nay thuộc địa bàn các xã Rờ Kơi, Hơ Moong (huyện Sa Thầy) và  Pô Kô (huyện Đăk Tô), nằm ở độ cao trên 1.277m, cách thành phố Kon Tum khoảng 45km. Đây là địa danh nổi tiếng gắn liền với sự kiện lịch sử oanh liệt cách đây 50 năm về trước.


 

 

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang cùng đoàn công tác trao đổi tại điểm cao 1049. Ảnh: PN
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang cùng đoàn công tác trao đổi tại điểm cao 1049. Ảnh: PN


Dấu tích oanh liệt trên đỉnh núi

Được tham quan thực tế và nghe báo cáo, chúng tôi được biết toàn bộ diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049 là 51.345,4m2, thuộc địa bàn xã Rờ Kơi, xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) và xã Pô Kô (huyện Đăk Tô). Trong đó, diện tích khoanh vùng bảo vệ I là 593,5m2 và diện tích khoanh vùng khu vực bảo vệ II là 50.748,9m2. Đây là 2 di tích đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định (Quyết định số 93/QĐ-TTg) bổ sung vào quần thể Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Địa điểm chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh.

Điểm cao 1015 là một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ dày đặc phía Tây sông Pô Kô của Mỹ - Ngụy. Điểm cao có địa hình hiểm trở, được Tiểu đoàn dù 11, thuộc lực lượng dự bị chiến lược của Ngụy quyền Sài Gòn chốt giữ. Chúng bố trí công sự dày đặc, nhiều tầng binh, hỏa lực mạnh, hình thành các cụm chốt vòng cung, hỗ trợ cho nhau, lại được pháo và máy bay chi viện ở mức độ cao.

Để đập vỡ tuyến phòng thủ ngăn chặn vòng ngoài của địch, đưa lực lượng tiến sang đường 14, Bộ Tư lệnh chiến dịch và Sư đoàn 320 giao cho Trung đoàn 64 tiến công tiêu diệt Tiểu đoàn dù 11 thuộc Lữ dù 3 ở Tây Nam Điểm cao 1015. Đêm 11 rạng ngày 12/4, Trung đoàn 64 do Trung đoàn trưởng Khuất Duy Tiến và Chính ủy Phạm Văn Đông chỉ huy bí mật tiến vào chiếm lĩnh trận địa xung quanh Điểm cao 1015.

Sau một ngày chiến đấu, ta đã chiếm được một số mục tiêu quan trọng, tiêu diệt một phần Tiểu đoàn 11 dù, nhưng cũng gặp khó khăn, tổn thất. Xét thấy khả năng mở tiếp các đợt tiến công trong ngày không còn nữa, Trung đoàn trưởng Khuất Duy Tiến lệnh cho các phân đội củng cố công sự, giữ bàn đạp để ngày hôm sau tiếp tục tấn công.

Từ 9-16h 35 phút ngày 14/4, ta dùng pháo và cối bắn phá mạnh vào các mục tiêu M1, D2, trúng sở chỉ huy tiểu đoàn địch, phá sập nhiều công sự, diệt nhiều sinh lực và cháy 2 kho, hạ 9 máy bay các loại…

Đêm 14 rạng ngày 15/4, Trung đoàn 64 đã làm chủ hoàn toàn Điểm cao 1015. Ở phía điểm cao 1049, các chiến sĩ quả cảm của Trung đoàn 52, Sư đoàn 320 cũng hoàn thành nhiệm vụ, tiêu diệt Tiểu đoàn 2, thuộc Lữ đoàn dù 2 quân đội Sài Gòn.

Chiến thắng ở dãy Điểm cao 1015 và 1049 ở bờ Tây sông Pô Kô của quân và dân ta trong chiến dịch Xuân Hè năm 1972 đã góp phần tạo thế phát triển cho toàn chiến dịch, tiến tới thực hiện bước 2 của chiến dịch là tiêu diệt Sư đoàn bộ binh 22 và Trung đoàn thiết giáp 14, giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh vào ngày 24/4/1972, tạo thế và lực cho lực lượng ta sau này thực hiện chiến dịch tổng tiến công giải phóng tỉnh Kon Tum và toàn miền Nam năm 1975, thống nhất đất nước.

Tiềm năng du lịch

 

 Người dân Sa Thầy đến thắp hương tại điểm cao 1049. Ảnh: PN
Người dân Sa Thầy đến thắp hương tại điểm cao 1049. Ảnh: PN


Báo cáo với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang và Đoàn công tác, ông Nguyễn Kim Thái - Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy cho biết, hằng năm, có rất nhiều tổ chức, đoàn thể, nhiều du khách về thăm các điểm cao tìm lại những dấu tích xưa, những kỷ niệm một thời hoa lửa trên mảnh đất Tây Nguyên đầy ác liệt của chiến tranh, với đạn pháo, bom napan, chất độc hóa học... Đây cũng là nơi khơi nguồn cảm xúc để hình thành những tác phẩm văn học, lịch sử chiến tranh, lịch sử trận mạc được viết và nói đến trong những tuyển tập sách lịch sử quân sự, trong những quyển nhật ký, tùy bút, hồi ký... Vì vậy, Điểm cao 1015 và 1049 là một tài nguyên phong phú về du lịch, trong đó rất có giá trị để phát triển các loại hình du lịch lịch sử, tâm linh, tìm hiểu văn hóa .

 

Nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ trên điểm cao 1015. Ảnh: PN
Nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ trên điểm cao 1015. Ảnh: PN


Thăm thực tế hai điểm cao này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang đã yêu cầu ngành Văn hóa, huyện Sa Thầy cùng các đơn vị chuyên môn có biện pháp bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị để khai thác thành điểm du lịch hấp dẫn, qua đó để giáo dục thế hệ trẻ biết truyền thống đấu tranh kiên cường của cha ông.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị ngành Văn hóa phối hợp cùng ngành chức năng nghiên cứu, tham mưu xây dựng quy hoạch Điểm cao 1015 và 1049 thành khu vực rộng lớn hàng chục ha; khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng; tham mưu từng bước đầu tư tuyến đường lên hai Điểm cao để cùng với quần thể di tích Đăk Tô -Tân Cảnh xứng đáng là di tích cấp quốc gia  đặc biệt. Đồng thời, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch chuẩn bị cây xanh phối hợp với đơn vị chức năng vận động đoàn viên thanh niên tiến hành trồng trên diện tích đất trống tại khu vực 2 điểm cao này, nhằm tạo cây xanh, bóng mát và để sau khai thác thành điểm du lịch hấp dẫn.


 

 Trên đỉnh Charlie, điểm cao 1015 nhìn xuống. Ảnh: PN
Trên đỉnh Charlie, điểm cao 1015 nhìn xuống. Ảnh: PN


50 năm đã trôi qua, hôm nay, đứng từ 2 điểm cao này, phóng tầm mắt ra xa, chúng tôi cảm nhận rõ khung cảnh bình yên, hữu tình và no ấm. Kia là sân bay Phượng Hoàng, khu vực Đăk Tô- Tân Cảnh; xung quanh là vùng thủy điện lòng hồ Plei Krông bao quát thung lũng với những làng đồng bào DTTS ẩn hiện trong rừng cao su, cà phê xanh ngút ngàn…Nhìn cuộc sống ấm no, thanh bình hiện hữu từ các làng đồng bào DTTS ngay gần bên các điểm cao, chúng tôi ai nấy đều thầm cảm phục và biết ơn các thế hệ cha anh đi trước.

Tin rằng từ các ý kiến chỉ đạo sâu sát, cụ thể của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, sẽ không lâu nữa, đường đến với các điểm cao được đầu tư để việc đi lại thuận lợi. Dọc theo tuyến đường và quanh khu vực các điểm cao, nhiều cây thông sẽ được trồng mới, tỏa bóng mát…tiếp tục thu hút nhiều người đến tưởng niệm, tri ân, tham quan và trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách.

https://www.baokontum.com.vn/van-hoa-the-thao-du-lich/tren-dinh-charlie-23214.html   

Theo Phúc Nguyên (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.