Khai thác đá - Những hệ lụy môi trường: Bài 4: Đóng cửa mỏ đá - chưa phải hồi kết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quá trình khai thác đá đã để lại nhiều hậu quả nặng nề, không dễ dàng khắc phục với môi trường tự nhiên và cuộc sống an cư của người dân.

Hiện trường khai thác sâu hun hút ở cụm mỏ đá Dĩ An
Hiện trường khai thác sâu hun hút ở cụm mỏ đá Dĩ An



Các hầm đá sau khai thác trở thành những hồ “tử thần” gây nên nhiều tai nạn chết người mỗi năm. Tuy vậy, hiện vẫn còn nhiều mỏ đá tiếp tục đẩy mạnh hoạt động, bất chấp các rủi ro.

Lợi ít, hại nhiều

Bình quân mỗi năm ngân sách tỉnh Đồng Nai thu được khoảng 4,6 tỷ đồng/mỏ khai thác khoáng sản. Con số này cho thấy lợi ích Nhà nước thu về từ việc khai thác khoáng sản rất ít trong khi ngân sách phải bỏ ra để sửa chữa đường có khi còn nhiều hơn. Điều oái oăm là môi trường gần khu khai thác bị ô nhiễm nặng nề, cây trồng của các hộ nông dân bị bụi đá không ra hoa kết trái, người dân hít phải bụi đá ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cùng hàng loạt hệ lụy khác xảy ra trong và sau quá trình khai thác khoáng sản.


Trước bức xúc của người dân huyện Vĩnh Cửu, nơi có hoạt động khai thác khoáng sản rầm rộ, mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra thực địa tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn. Qua kiểm tra 13 mỏ đá tại huyện, đoàn ghi nhận một số mỏ đã phun sương, tưới đường, xây dựng hệ thống rửa xe để giảm bụi khi xe ra khỏi mỏ, che phủ khi vận chuyển… Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và còn mang tính đối phó. Tại thời điểm kiểm tra, các mỏ đá ít hoạt động nhưng bụi vẫn rất nhiều; phần lớn nơi chế biến sơ sài, nhếch nhác, tạm bợ.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên-Môi trường Đồng Nai cũng thừa nhận, bên cạnh việc gây ra tiếng ồn, bụi ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở khu vực khai thác và lân cận thì "các phương tiện vận chuyển đá lưu thông ra vào khu mỏ, nhiều phương tiện vận chuyển quá tải gây xuống cấp, hư hỏng và gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến nhân dân sinh sống trong khu vực". Từ năm 2011-2016, Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh đã tiến hành 119 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với các mỏ đá trên địa bàn; phát hiện và xử phạt 53 trường hợp vi phạm với tổng số tiền xử phạt, truy thu là 5,3 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động 2 mỏ.

Chúng tôi mang vấn đề của các mỏ đá chất vấn ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông cho biết, quan điểm chỉ đạo của tỉnh là: Các mỏ đá phải giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm môi trường, đến quý 2-2017, các chủ mỏ phải hoàn thành bê tông hóa đường nội bộ, có hệ thống rửa xe trước khi rời mỏ; đồng thời cuối năm phải lắp đặt xong hệ thống phun sương ở khu vực chế biến. Xe ra khỏi mỏ chở đúng tải, phủ kín. Những chủ mỏ không thực hiện đúng yêu cầu trên sẽ buộc ngưng hoạt động và rút giấy phép.  

Hậu khai thác… là xin khai thác tiếp!

Tại cụm mỏ đá Dĩ An (Bình Dương) hiện có 4 đơn vị đang khai thác: Công ty cổ phần Khoáng sản và xây dựng Bình Dương (KSB), Công ty CP đầu tư và xây dựng 3-2, Công ty CP Xây dựng Bình Dương, Công ty cổ phần Trung Thành và Công ty CP Đá Núi Nhỏ. Tổng diện tích được cấp phép khai thác là hơn 50 ha, ở độ sâu từ -100 mét đến -120 mét, công suất khai thác hơn 4 triệu m3/năm. Quá trình khai thác hàng chục năm qua đã biến nơi đây thành một nhóm các hồ có độ sâu cả trăm mét, người dân trong vùng không ai dám đến gần khu mỏ này bởi nhiều biển cảnh báo độ sâu hay sạt lở đặt ở khắp mọi nơi trong khu vực khai thác. Hiện tại, cụm mỏ đá này đang được gia hạn khai thác đến hết năm 2017, với khối lượng khai thác tiếp là hàng triệu m3 và độ sâu thêm hàng chục mét. Khi đề cập đến vấn đề hoàn nguyên diện tích mỏ đã khai thác, hay các phương án quản lý sử dụng hồ đá sau khi ngừng khai thác, hầu hết các doanh nghiệp đều nói rất hay về kế hoạch sử dụng các hồ này vào mục đích khác.


Ông Phạm Tuấn Kiệt-Giám đốc Công ty cổ phần Đá Núi Nhỏ, cho biết, sẽ tiến hành hoàn nguyên theo kế hoạch, làm hồ chứa nước để cung cấp nước sạch cho toàn vùng. Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Phòng (Phó Tổng giám đốc KSB) cho rằng, có thể quy hoạch nơi đây thành khu phức hợp - biệt thự - resort - dịch vụ du lịch Châu Thới hoặc hồ chứa nước sạch cung cấp cho hàng ngàn hộ dân với vốn đầu tư dự kiến khoảng hơn 50 triệu USD, vừa sử dụng được diện tích mỏ đã khai thác, vừa bảo vệ được môi trường... Tuy nhiên, nhiều hộ dân nơi đây cho rằng, đó đều là những dự tính trên lý thuyết của doanh nghiệp nhằm thuyết phục cơ quan chức năng và người dân.


Hiện nay, để nhận được sự đồng thuận của hàng trăm hộ dân sống gần mỏ đá Tân Đông Hiệp và mỏ đá Núi Nhỏ, hàng năm các doanh nghiệp đã trích kinh phí hỗ trợ độc hại do khói bụi, tiếng ồn gây ra. Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số hộ dân tại khu vực mỏ đá được nhận 500.000 đồng/tháng, đồng thời các doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống dẫn nước sạch cùng điện sinh hoạt đến từng nhà. Tuy nhiên, những tác động diễn ra hàng ngày và liên tục trong thời gian dài đã khiến người dân mệt mỏi. Nhiều gia đình phải chấp nhận bán nhà giá rẻ, chuyển chỗ ở để tránh bệnh tật, rủi ro từ các mỏ đá. Còn các hộ không có điều kiện đành phải chấp nhận “sống chung với lũ”.

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030, cụm mỏ đá Dĩ An sẽ kết thúc khai thác vào ngày 31-12-2017, sau đó cải tạo, đóng cửa mỏ. Nhưng các doanh nghiệp đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục xin phép gia hạn vì “trữ lượng đá còn nhiều” và không chỉ vậy, các đơn vị này còn chuẩn bị nhiều mỏ khác để phục vụ nhu cầu của thị trường trong tương lai như mỏ đá Đồng Phú (Bình Phước), mỏ Tân Mỹ, Phước Vĩnh (tỉnh Bình Dương).

Dân đề nghị đóng cửa các mỏ đá

Chúng tôi đã liên hệ với Sở TN-MT tỉnh Bình Dương để tìm hiểu thêm số liệu đo đạc cụ thể về khói bụi, tiếng ồn và các giải pháp khắc phục nhưng chưa được cung cấp. Đặc biệt, ông Lê Văn Tân, Trưởng phòng Tài nguyên nước và khoáng sản, Sở TN-MT Bình Dương, thay vì trả lời các thắc mắc thì liên tục khuyên phóng viên không nên viết về đề tài mỏ đá làm ảnh hưởng đến môi trường ở 2 phường Tân Đông Hiệp và phường Bình An, thị xã Dĩ An vì các doanh nghiệp đã có nhiều hỗ trợ cho người dân trong khu vực. Trong một báo cáo chuyên đề phát hành tháng 3-2017, sở này nhận định: “Các công ty đã thực hiện tương đối tốt quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định liên quan, đã nỗ lực thực hiện việc khai thác gắn với bảo vệ môi trường để đảm bảo quyền lợi của người dân địa phương, đáp ứng các điều kiện về an toàn lao động, bảo vệ môi trường…”.

Trong khi đó, theo một văn bản của Sở Tài nguyên-Môi trường Bình Dương thì sự thật được ghi nhận tại mỏ đá Núi Nhỏ là: Kết quả lấy ý kiến người dân trong vùng chịu ảnh hưởng của mỏ đá năm 2015 để gia hạn thời gian khai thác mỏ đến cuối năm 2017 (theo giấy phép số 14/GP-UBND ngày 6-6-2014, doanh nghiệp này chỉ được khai thác đến hết năm 2015) “thì có nhiều hộ dân mong muốn các mỏ đá ngưng hoạt động càng sớm càng tốt”. Báo cáo này cũng dự báo, sở dĩ có những trường hợp phản đối gay gắt, quyết liệt trong buổi họp dân, yêu cầu mỏ đá phải ngưng hoạt động “do mỏ nằm trong khu vực có tốc độ phát triển đô thị rất nhanh, hiện tại dân cư sinh sống gần mỏ đá đã tương đối đông đúc” nên “việc tiếp tục khai thác xuống sâu, kéo dài thời gian hoạt động mỏ chắc chắn sẽ tiếp tục gặp sự phản đối gay gắt của người dân”. Thế nhưng thông tin mới nhất chúng tôi được biết, Công ty CP đá Núi Nhỏ đã gửi đơn đến cơ quan chức năng xin phép được khai thác đến độ sâu cốt -140m khiến người dân càng thêm bức xúc!

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.