Sầu riêng sấy Gia Lai góp mặt tại Hội nghị giao thương trái cây ASEAN ở Quảng Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 18-6, sản phẩm Sầu riêng sấy thăng hoa Tropi Durian của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Green Tropical (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã được giới thiệu đến đông đảo đối tác quốc tế tại Hội nghị giao thương Trái cây ASEAN tại Quảng Tây 2025.

Hội nghị giao thương Trái cây ASEAN tại Quảng Tây 2025 (Asean Fruits Gather in Guangxi) được tổ chức tại TP. Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) là sự kiện thương mại lớn nhất ngành trái cây khu vực ASEAN-Trung Quốc.

img-5471.jpg
Đại diện Green Tropical giới thiệu sản phẩm sầu riêng sấy Tropi Durian tại Hội nghị giao thương “Trái cây ASEAN tại Quảng Tây 2025”, TP. Nam Ninh (Trung Quốc). Ảnh: NVCC

Sự kiện do Sở Giao dịch Hàng hóa Trung Quốc-ASEAN (CAMEX) tổ chức, nằm trong khuôn khổ thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)-hiệp định thương mại tự do với sự tham gia của 15 quốc gia (bao gồm các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand).

Tropi Durian là sản phẩm sầu riêng sấy thăng hoa đầu tiên tại Gia Lai, do Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Green Tropical (thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai) sản xuất. Sản phẩm ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa hiện đại giúp giữ trọn hương vị, dinh dưỡng và độ giòn tự nhiên của múi sầu riêng.

Sự góp mặt của sản phẩm này tại hội nghị không chỉ là cơ hội quảng bá thương hiệu nông sản chế biến của Gia Lai ra thị trường quốc tế, mà còn mở ra triển vọng đưa sầu riêng sấy Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị nông sản ASEAN–Trung Quốc.

00a185f45d99eac7b388-1306.jpg
Tropi Durian là sản phẩm sầu riêng sấy thăng hoa đầu tiên tại Gia Lai. Ảnh: NVCC

Đại diện Green Tropical cho biết, việc tham gia Hội nghị giao thương lần này là bước khởi đầu trong chiến lược đưa các sản phẩm chế biến sâu từ nông sản Tây Nguyên, đặc biệt là sầu riêng, tiếp cận các thị trường lớn, nơi yêu cầu cao về chất lượng và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Hội nghị còn là dịp để doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng thiết lập các mối quan hệ thương mại trực tiếp với nhà nhập khẩu, nhà phân phối lớn tại Trung Quốc và khu vực ASEAN, góp phần giảm bớt sự phụ thuộc vào thương lái trung gian và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null