“Mẹ đỡ đầu”: Gieo hạt giống nhân ái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trẻ em cần được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, nơi mà tình yêu thương và sự chăm sóc là hành trang giúp con trưởng thành. Tuy nhiên, với những đứa trẻ mồ côi ở huyện Ia Pa, mơ ước ấy lại quá xa vời. Chỉ đến khi gặp “Mẹ đỡ đầu”, tương lai của các em mới được gieo mầm hy vọng.

Gieo mầm yêu thương

Gần 2 năm nay, căn nhà sàn nhỏ của em Đinh A Lanh (10 tuổi) và bà ngoại tại thôn 5, xã Pờ Tó trở nên đầm ấm hơn hẳn bởi sự quan tâm, giúp đỡ của các “Mẹ đỡ đầu” trong Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã. A Lanh chưa một lần được nhìn thấy mặt cha bởi ông đã bỏ đi biệt tích từ khi em còn ở trong bụng mẹ.

Những tưởng 2 mẹ con em sẽ trở thành điểm tựa cho nhau đi qua những tháng ngày giông bão, thế nhưng, năm A Lanh lên 5, mẹ em qua đời vì bệnh hiểm nghèo. Bầu trời dường như sụp đổ trước ánh mắt của cậu bé đen nhẻm, ốm yếu. Không còn nơi nương tựa, em về sống với bà ngoại. Nhưng bà ngoại cũng đã già, gia đình thuộc diện hộ nghèo nên cuộc sống của 2 bà cháu luôn thiếu trước, hụt sau.

1vuchi.jpg
Hội Liên hiệp phụ nữ xã Pờ Tó thăm, tặng quà em Đinh A Lanh. Ảnh: V.C

Trước hoàn cảnh của A Lanh, năm 2023, Hội LHPN xã Pờ Tó nhận đỡ đầu em. Định kỳ hàng tháng hoặc nhân các ngày lễ lớn, Hội LHPN xã đến thăm, tặng quà, động viên em. A Lanh không còn mặc cảm, tự ti mà đã vui vẻ, tự tin hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa.

“Em cảm ơn các mẹ nhiều lắm. Không chỉ hỗ trợ gạo, mắm muối, dầu ăn, đồ dùng học tập, các mẹ còn dạy em học bài, kể chuyện cho em nghe nữa”-A Lanh bộc bạch.

Cũng từng trải qua nỗi mất mát khi mồ côi cả cha lẫn mẹ, em Rô H’Truyên (12 tuổi, thôn Plei Apa Ơi H’Priu, xã Chư Mố) hiện đang ở nhờ nhà bác họ. Năm H’Truyên 1 tuổi, mẹ em qua đời vì bạo bệnh, ba bỏ đi lấy vợ khác và chưa một lần về thăm em. Đứa trẻ khát sữa được bà ngoại cưu mang, lớn lên nhờ uống nước cơm và những chén cháo loãng.

Nhưng rồi, cuối năm 2024, bà ngoại cũng bỏ em về cõi Atâu. Căn nhà sập xệ không thể sửa chữa, H’Truyên đành phải sang nhà bác họ ở nhờ. Hàng ngày, ngoài giờ học, em phụ bác trồng rau, chăn bò, cố gắng để mình không trở thành gánh nặng của gia đình bác.

Niềm vui đến với H’Truyên khi 1 năm nay, em được Hội LHPN xã Chư Mố nhận làm con nuôi. Ngoài khoản hỗ trợ 300.000 đồng/quý, em được Hội tặng quần áo đồng phục, đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm mỗi dịp lễ, Tết. Tuy ít nói nhưng trong ánh mắt và nụ cười của em, chúng tôi cảm nhận rõ niềm hạnh phúc của cô bé. “Em sẽ cố gắng chăm học để không phụ công chăm sóc và tình yêu thương các mẹ dành cho em”-H’Truyên bày tỏ.

Cùng con viết tiếp ước mơ

Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, lại mất đi người thân là nỗi đau, sự thiệt thòi khó lấp đầy đối với bất kỳ đứa trẻ nào. Hiểu được điều này, ngay từ những ngày đầu triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”, cán bộ, hội viên phụ nữ xã Chư Mố đã giúp đỡ con nuôi của Hội bằng nhiều việc làm, hoạt động thiết thực.

Chị Rô H’Djuôn-Chủ tịch Hội LHPN xã-cho hay: “Ý nghĩa của chương trình không chỉ dừng lại ở số tiền hỗ trợ, mà còn là tình yêu thương từ những người đỡ đầu dành cho các trẻ thiếu may mắn. Bản thân tôi và nhiều cán bộ khác đều thấy vui khi mang đến hạnh phúc cho trẻ mồ côi. Đó là động lực để chúng tôi tiếp tục duy trì, nhân rộng, vận động các tổ chức quan tâm, hưởng ứng phong trào tích cực hơn nữa”.

2vc.jpg
Chị Rô H’Djuôn-Chủ tịch Hội LHPN xã Chư Mố hướng dẫn em Rô H'Truyên (con nuôi của Hội) cách chăm sóc đàn bò của gia đình người bác họ. Ảnh: Vũ Chi

Nhớ lại những ngày đầu mới nhận em A Lanh làm con nuôi, chị Ksor H’Đuân-Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Pờ Tó vẫn vẹn nguyên sự xúc động. Chị H’Đuân chia sẻ: Từ những bỡ ngỡ, lo lắng ban đầu vì sợ mình không làm tròn trách nhiệm, giờ đây, Ban Chấp hành Hội LHPN xã đã tìm được sự kết nối với trẻ.

Ngoài khoản hỗ trợ tiền mặt 2-3 triệu đồng/năm, các mẹ luân phiên thăm hỏi, tặng quà, động viên, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng giúp con vượt qua rào cản tâm lý và dần quên đi nỗi lo sợ do thiếu vắng tình thương. Hội cũng khảo sát, đề xuất xã hỗ trợ gia đình em 1 con bò sinh sản. Cánh cổng tương lai của em và bà ngoại từ nay đã vơi bớt gập ghềnh.

Theo bà Huỳnh Thị Ngọc Lan-Chủ tịch Hội LHPN huyện Ia Pa: Với phương châm “Ở đâu có trẻ mồ côi, ở đó có mẹ đỡ đầu”, chương trình “Mẹ đỡ đầu” đã trở thành phong trào lan tỏa rộng khắp các tổ chức cơ sở Hội. Giai đoạn 2021-2025, 8/10 tổ chức cơ sở Hội trong huyện đã nhận đỡ đầu 26 trẻ mồ côi. Tùy vào điều kiện thực tế, mức hỗ trợ có thể theo năm hoặc đến khi các em đủ 18 tuổi.

Vào các dịp lễ, Tết, các tổ chức Hội tổ chức thăm hỏi, tặng 240 kg gạo, 5 thùng nước mắm, 18 thùng mì tôm, 24 thùng bột ngọt, 13 thùng dầu ăn, 19 thùng sữa, 116 bộ quần áo, 427 quyển vở, 24 cặp sách cho trẻ em mồ côi. Cứ như vậy, bằng tình thương yêu, sự sẻ chia của cộng đồng, xã hội, thông qua chương trình “Mẹ đỡ đầu”, cuộc đời của nhiều trẻ thiếu may mắn đã bước sang trang mới.

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa nghĩa tình tháng Bảy

Lan tỏa nghĩa tình trong tháng 7 tri ân

(GLO)- Việc quan tâm, chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng được Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai phối hợp với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn duy trì, triển khai nhiều năm qua. Đây là hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa đặc biệt trong những ngày tháng 7 tri ân.

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

(GLO)- Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để vận hành hiệu quả trung tâm phục vụ hành chính công. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

(GLO) - Chỉ hơn một tuần sau khi tỉnh Gia Lai và Bình Định sáp nhập thành tỉnh Gia Lai mới, nhiều khu vực trung tâm phường Quy Nhơn đã ghi nhận sự gia tăng rõ rệt về mật độ dân cư. Các dịch vụ như nhà trọ, ăn uống, vận chuyển... cũng trở nên sôi động hơn, tạo nên bức tranh nhộn nhịp chưa từng thấy.

null