Sống ở TP.HCM: 'Chúng tôi không sợ trộm cướp, chỉ sợ lỡ có cháy nổ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
TP.HCM nổi tiếng với những con hẻm nhỏ, sâu hun hút, có hẻm chỉ vừa đủ một người và xe máy đi lọt. Sống trong những con hẻm đó, điều khiến người dân thấp thỏm, lo âu nhất chính là cháy nổ.

Theo thống kê của Công an TP.HCM, trong 5 tháng (từ 15.12.2023 - 14.5.2024), trên địa bàn thành phố đã xảy ra 234 vụ cháy nổ. Với những căn nhà nhỏ nằm sâu trong hẻm, người dân lại càng đặc biệt chú trọng đến công tác PCCC hơn.

Sống cùng nỗi sợ trong hẻm

Ở TP.HCM, hẻm được xem như một “đặc sản” vì 2 nguyên do: số lượng nhiều và tên gọi khác lạ. Thị dân trong hẻm có cách gọi tên rất riêng dù trên bản đồ, chúng đã được đánh số, sắp xếp theo thứ tự hẳn hoi.

Bàn về hẻm ở thành phố này thì thú vị lắm. Có những con hẻm siêu ngập, mưa chút xíu đã tràn nước lênh láng. Cũng có những con hẻm siêu xuyệt, shipper nhìn địa chỉ có tới 5 xuyệt liền lắc đầu ngán ngẩm. Hay những con hẻm siêu nhỏ chỉ vừa đủ một xe máy đi qua, tạo thách thức lớn cho ai lần đầu đến đây.

TP.HCM có những con hẻm siêu nhỏ, chỉ vừa một chiếc xe máy đi qua

TP.HCM có những con hẻm siêu nhỏ, chỉ vừa một chiếc xe máy đi qua

Nhưng những điều đó đối với người dân chẳng là gì so với nỗi sợ cháy nhà trong hẻm. “Tôi sống trong hẻm này đã mấy chục năm, dạo này xem truyền hình cứ nghe tin cháy nổ nhiều thành ra cũng lo lắng. Hẻm tôi ở là một trong những con hẻm nhỏ nhất ở TP.HCM, bề rộng chưa đầy 1m, nếu có một xe đi vào thì không thể có xe khác đi ra cùng thời điểm. Với những chiếc xe máy đời mới có kích thước lớn, nhằm khi cũng trầy trật”, bà Loan (68 tuổi) sống trong hẻm 156 Lê Lai (Q.1) bộc bạch.

Thấy tôi gợi chuyện, một người phụ nữ khác sống ở hẻm này cũng chia sẻ thêm, vấn đề cháy nổ trong hẻm không chỉ là vấn đề khiến người dân đau đầu mà ngay cả lực lượng PCCC cũng rất sợ. Bởi những con hẻm nhỏ như thế này ở TP.HCM rất nhiều, giả sử có xảy ra hỏa hoạn, người vào người ra còn khó huống gì là các loại vật dụng cứu hộ, xe chữa cháy… Không chỉ vậy, diện tích hẻm đã nhỏ lại càng nhỏ hơn vì người dân sống ở đây để đồ đạc bên ngoài.

Những đoạn hẻm bị thu hẹp diện tích khiến việc di chuyển khó khăn hơn

Những đoạn hẻm bị thu hẹp diện tích khiến việc di chuyển khó khăn hơn

“Nhà trong hẻm nhỏ lắm nên cái gì để được ra ngoài thì để. Chúng tôi không sợ trộm cướp, chỉ sợ lỡ như có cháy nổ sẽ cản đường các chú cứu hộ”, người phụ nữ nói.

Chạy dọc nhiều tuyến đường ở Q.1, Q.4, Q.5 hay Q.Phú Nhuận, không khó để bắt gặp hình ảnh dây điện chằng chịt, rối bời, có khi buông lỏng xuống trong những con hẻm. Thậm chí, có những cột điện “cao tuổi” phải gồng mình cõng mấy chục đường dây điện, cáp truyền hình, internet… chồng chéo lên nhau như mạng nhện.

Rẽ xe vào một con hẻm trên đường Lê Quốc Hưng (Q.4), tôi giật mình vì có cảm giác đống dây điện phía trên cao có thể rơi xuống đầu mình bất cứ lúc nào. Ông Tư (70 tuổi) đang ngồi hóng gió với cháu nội trước cửa nhà gọi tôi: “Đi lạc hả cô, muốn ra đường nào tôi chỉ cho”.

Những cột điện phía trong hẻm "cõng" rất nhiều loại dây điện, cáp truyền hình, internet

Những cột điện phía trong hẻm "cõng" rất nhiều loại dây điện, cáp truyền hình, internet

Nán lại trò chuyện, ông Tư nói mình đã “đóng cọc” ở hẻm này từ hồi cha sinh mẹ đẻ, chứng kiến không biết bao chuyện buồn vui. Theo chia sẻ của ông, những con hẻm ở Q.4 đa số đều nhỏ, hẹp, có những đoạn bị thu hẹp do nhà xây, có những đoạn hết sức ngoằn ngoèo, người lạ lạc vào đây chẳng khác nào đi trong mê cung. Không những thế, những búi dây điện như mạng nhện trong hẻm cũng là nỗi lo của nhiều bà con.

Ông Tư bày tỏ: “Thời điểm tháng 3, tháng 4 khi mà thời tiết TP.HCM nắng nóng gay gắt, bà con lối xóm cũng lo lắng, sợ hỏa hoạn. Những ổ điện, dây điện này nếu bị chập, chắc chắn sẽ rất nguy hiểm. Chúng tôi cũng ý thức được điều đó nên chủ động phát quang cây cối, không để các loại dây leo bám vào. Nhà nào cũng cẩn trọng khi sử dụng điện, ga, hạn chế được cái nào hay cái đó”.

Người dân để đồ đạc phía bên ngoài nhà để tiết kiệm diện tích

Người dân để đồ đạc phía bên ngoài nhà để tiết kiệm diện tích

Những chiêu PCCC cực lạ

Hẻm và những thị dân trong hẻm đưa tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Theo chân bà Nguyễn Thị Liên (86 tuổi) sống trong con hẻm 303 Đoàn Văn Bơ (Q.4), tôi được mở mang tầm mắt với những chiêu PCCC cực lạ của bà.

Người dân trong hẻm 303 quen gọi người phụ nữ này là “bà Năm sửa đồ”. Nơi bà Năm sống là một căn phòng nhỏ có chiều dài 3 m, chiều rộng 2 m. Với diện tích siêu tí hon đó, bà bảo rằng mình và mọi người xung quanh phải luôn đề phòng, cảnh giác cháy nổ. Bà nói ở Q.4 đã từng có nhiều hẻm cháy trước đó nên người dân rất cảnh giác. “Nhà nào nhà nấy cũng đều tự lo cho mình chứ không phải là không lo”, bà khẳng định.

Bà Năm chủ động PCCC từ những điều nhỏ nhặt nhất

Bà Năm chủ động PCCC từ những điều nhỏ nhặt nhất

Bà Năm nói thêm: “Đa số những ngôi nhà trong hẻm đều có diện tích từ nhỏ đến siêu nhỏ nên người ta thường xây gác để có thêm không gian. Vì mọi sinh hoạt từ ngủ nghỉ, nấu nướng, tắm rửa đều ở trong này nên chúng tôi cũng rất sợ cháy nổ. Một thân một mình như tôi lại càng phải tìm cách để tự bảo vệ mình trước”.

Bà Năm có đến 4 chiếc quạt máy dù chỉ sống một mình và sống trong căn phòng “bé như lỗ mũi”. Bà tiết lộ, nhà nhỏ dễ tích nhiệt, nếu chỉ sử dụng một cái máy quạt duy nhất từ sáng đến tối, quạt sẽ nóng lên và dễ nổ. Vì thế bà Năm phân chia, một chiếc quạt dùng khi nấu ăn, chiếc to nhất dùng lúc làm việc, 2 chiếc còn lại thì thay phiên dùng lúc ngủ.

Bà Năm ngắt cầu dao điện mỗi khi ra ngoài để đảm bảo an toàn

Bà Năm ngắt cầu dao điện mỗi khi ra ngoài để đảm bảo an toàn

Hơn chục năm qua, bà Năm kể với tôi rằng bà vẫn duy trì thói quen ngắt cầu dao khi trước khi rời khỏi nhà. “Để đảm bảo an toàn, tôi sẽ ngắt toàn bộ nguồn điện trong phòng khi ra ngoài, việc này chẳng tốn bao nhiêu thời gian cả. Dù chỉ là đi dạo trong hẻm vài phút hay đi chợ ban sáng, tôi cũng sẽ làm thế. Những điều này có vẻ nhỏ nhặt nhưng lại góp phần hạn chế cháy nổ", bà Năm vừa nói vừa chỉ tay về phía công tắc cầu dao.

Bà và những người thuê nhà nhỏ như bà trong hẻm 303 Đoàn Văn Bơ hầu như đều sử dụng bếp điện, nồi điện để nấu ăn. Họ không dùng gas để phòng tránh rủi ro. Đối với các vật dụng khác, họ sẽ rút dây điện khi không có nhu cầu sử dụng.

Một người hàng xóm của bà Năm kể thêm, lãnh đạo phường, khu phố cũng rất chú trọng trong công tác tuyên truyền PCCC cho người dân. Ngoài các buổi tuyên truyền, chia sẻ kiến thức, họ còn đến từng nhà để khuyến khích người dân mua bình chữa cháy mini phòng sẵn.

Những hộp chữa cháy công cộng được khu phố trang bị tại các con hẻm

Những hộp chữa cháy công cộng được khu phố trang bị tại các con hẻm

“Ở mỗi con hẻm, tổ dân phố đều có lắp bình chữa cháy công cộng, ai cần thì có để sử dụng ngay. Ngày xưa hẻm còn nghèo khó, nhà lá nhiều mới thường xuyên xảy ra cháy chứ còn bây giờ người ta lát gạch, xây nhà tường hết rồi nên cũng đỡ nhiều. Chủ yếu vẫn là do cách người dân sinh hoạt, phòng chống thế nào thôi”, người đàn ông nói.

Công tác PCCC trong hẻm được bà con ở TP.HCM hết sức chú trọng

Công tác PCCC trong hẻm được bà con ở TP.HCM hết sức chú trọng

Dẫu biết nguy hiểm, khó khăn là thế nhưng những người dân nơi đây vẫn chưa một lần muốn rời xa hẻm. Họ gắn bó, bao dung, nỗ lực để đời sống trong hẻm trở nên an toàn hơn, cũng là gìn giữ một nét văn hóa hẻm rất riêng của TP.HCM.

Có thể bạn quan tâm

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.