Sống ở TP.HCM: Thời bán báo giấy mua vàng và sự thủy chung đến lạ trên phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giữa thời hiện đại, khi chỉ cần một cái chạm tay và vài giây chờ đợi đã có thể cập nhật thông tin thì vẫn còn đó những người bán báo giấy lặng thầm gìn giữ một nét văn hóa đọc trăm năm của người dân TP.HCM.

Khoảng chục năm về trước, báo giấy dường như là một phần không thể thiếu trong đời sống của thị dân thành phố này. Bây giờ vẫn vậy. TP.HCM được xem là trung tâm báo chí sôi động bậc nhất cả nước, nơi quy tụ nhiều tòa soạn báo và hàng nghìn phóng viên, cộng tác viên.

Tôi từng nghe một ý kiến rất hay về chuyện đọc báo của thị dân TP.HCM. Đó là câu chuyện của lịch sử tạo ra nét đặc trưng văn hóa. Từ xưa, người tứ xứ đến nơi này khai hoang, lập nghiệp. Quá trình ấy, thông tin là một nhu cầu tất yếu.

Cộng đồng cần thông tin để hiểu hơn về nơi mình tìm đến trú ngụ, nắm bắt thời cuộc, biết chuyện mình chuyện người để trao đổi, bàn chuyện sinh kế, hợp tác làm ăn; hơn nữa là để tránh rủi ro sinh tồn trong những buổi đầu còn "lạ nước lạ cái". Dần dà qua tháng năm, đó trở thành một "quy luật" sống, thành văn hóa trong đời sống thị dân...

Nhớ cái thời bán báo giấy… mua vàng

Có những người bán báo giấy ven đường vẫn quyết tâm bám trụ với nghề, không chỉ vì mưu sinh mà còn vì cái nghĩa, cái tình với con chữ, tờ báo. Họ là những người đã chứng kiến nhiều đổi thay, biến động của thời cuộc. Họ cũng là người thấu hiểu bao nốt thăng trầm của đời sống báo chí.

Bạn đọc ở TP.HCM có lẽ không còn xa lạ gì với sạp báo có tuổi đời gần 30 năm của vợ chồng ông Văn Đức (74 tuổi) và bà Huỳnh Kim Ngà (70 tuổi) trên góc đường Điện Biên Phủ (Q.3).

Sạp báo có tuổi đời gần 30 năm của vợ chồng ông Đức

Sạp báo có tuổi đời gần 30 năm của vợ chồng ông Đức

Ông Đức kể, khoảng thập niên 80, báo giấy bán "đắt hàng như tôm tươi". Mỗi sáng, ông và vợ chia nhau đi lấy báo từ các tòa soạn rồi dọn hàng ra bán từ lúc 4 giờ. Đặc biệt, những ngày cuối tuần, người mua báo xếp thành một hàng dài, đông tới mức đội trật tự đô thị phải ra hỗ trợ. Hồi đó, vợ chồng ông còn làm luôn công đoạn lồng ruột báo vì tòa soạn làm không xuể.

"Ngày đó, đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Đình Chiểu hay bên Lý Chính Thắng người ta thường gọi vui là con đường báo chí. Dọc đường sạp báo đếm không xuể, đó là chưa kể những người bán rong đây đó. Những tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Công an nhân dân, Pháp luật TP.HCM... phải giành giật nhau mới mua được. Vợ chồng tôi thời trước bán báo còn mua được cả vàng mà", ông Đức dí dỏm.

Những vật dụng ở sạp báo của vợ chồng ông Đức đã nhuốm màu thời gian

Những vật dụng ở sạp báo của vợ chồng ông Đức đã nhuốm màu thời gian

Khi kể về thời hoàng kim của nhật báo, trong mắt ông Đức hiện rõ sự luyến tiếc. Ngày trước mỗi ngày vợ chồng ông bán cả ngàn tờ báo, bây giờ số lượng chỉ tính hàng trăm tờ. Đối với những cuốn tạp chí, tuần san, ông Đức cho hay: "Ôm mấy món này sợ lắm, vì giá thành cao hơn mà người mua thì ít. Nhiều khi tôi khuyên vợ đừng lấy những loại này về bán mà bả không chịu, thà chịu lỗ chứ lỡ khách hỏi mà không có là bả áy náy dữ lắm".

Tôi hỏi ông Đức vì sao đến bây giờ hai vợ chồng vẫn quyết tâm bám trụ với nghề. Ông Đức nói vợ chồng ông không có con, anh em đều làm ăn xa xứ nên cả hai tìm niềm vui từ việc bán báo ven đường. Vợ ông khoái nói chuyện, bàn luận tin tức với người mua, có khi nói chuyện hăng say quên cả lấy tiền.

Những người bán báo giấy lâu năm ở TP.HCM đều có những vị "khách ruột" của riêng mình

Những người bán báo giấy lâu năm ở TP.HCM đều có những vị "khách ruột" của riêng mình

"Nói bán báo mà mua vàng chắc ít ai tin nhưng thực tế báo giấy đã từng có một thời huy hoàng, rực rỡ như vậy. Dù giờ đây người mua báo giấy không còn nhiều nhưng cái thú uống cà phê sáng, nghiền ngẫm tờ báo đã trở thành nếp văn hóa thú vị của người dân nơi đây", ông Đức vừa nói, vừa tranh thủ che bạt cho sạp báo phòng khi mưa đến bất chợt.

Ông Đức trầm ngâm, nhớ về một thời huy hoàng của báo giấy

Ông Đức trầm ngâm, nhớ về một thời huy hoàng của báo giấy

Tạt xe vào sạp báo của ông Đức, ông Vũ Hồng Văn (57 tuổi, ở Q.Phú Nhuận) mua một tờ báo Thanh Niên kèm một tờ lịch đấu giải Euro 2024. Ông Văn là khách quen ở đây nhiều năm, ngày nào cũng chạy xe mấy cây số để đến mua báo.

"Tôi quen đọc báo giấy từ hồi còn thanh niên, giờ con cái có mua cho cái di động mà ít khi xài tới. Đọc báo không chỉ để biết đây biết đó với người ta mà còn là để bản thân mình không bị thụt lùi", ông Văn tấm tắc.

"Báo chí phải biết sống theo thời đại"

Bình minh thức giấc, ông Lê Văn Hùng (55 tuổi, ở Q.3) đã có mặt trước cổng Trường đại học Kinh tế (Q.3) để bày biện sạp báo của mình ra bán. Ông cho hay, hơn 20 năm qua, ông có nhiều mối quen mua báo rất sớm nên nắng mưa gì cũng phải đi bán đúng giờ.

Sạp báo của ông Hùng bán đủ các loại báo giấy, tạp chí, tuần san

Sạp báo của ông Hùng bán đủ các loại báo giấy, tạp chí, tuần san

Trên sạp của ông Hùng có đủ các loại báo, tạp chí. Ngoài số mới ra, ông còn bày bán thêm những số báo cũ. Nán lại trò chuyện, tôi phát hiện người đàn ông bán báo giấy này có một "biệt tài" rất thú vị. Chỉ cần nhìn từ xa hay nghe một tiếng bóp còi xe, ông Hùng đã nhận diện được đó là vị khách nào, mua báo gì, số lượng bao nhiêu. Hay theo phản xạ, chỉ cần nhìn đồng hồ điểm 9 giờ, ông sẽ đứng dậy lấy sẵn tờ báo Thanh Niên và 4.000 đồng tiền lẻ để đưa cho một vị khách quen của mình.

Mà cũng hay, muốn nhận diện những người bán báo giấy thì dễ lắm, chỉ cần nhìn vào hai bàn tay nhem nhuốc mực in hay nghe họ kể vanh vách về đặc điểm riêng của từng tờ báo, những chuyên mục nổi bật, tiêu điểm hôm nay là gì...

Ông Hùng giữ thói quen đọc báo mỗi ngày

Ông Hùng giữ thói quen đọc báo mỗi ngày

Ông Hùng khẳng định, thời nay tuy vị thế của báo giấy không còn được như trước nhưng nó sẽ không bao giờ biến mất, đời sống báo chí cũng sẽ không bao giờ ngừng lại. Bởi vì mạng xã hội dù phát triển đến đâu cũng không thể thay thế báo chí hoàn toàn.

"Những thông tin viết trên nhật báo là thông tin mang tính chọn lọc, được phân tích sâu sắc, mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện. Báo điện tử thì chắc chắn phải có rồi vì nó phục vụ độc giả những thông tin nhanh, tức thời, đáp ứng nhu cầu nghe nhìn bằng âm thanh, hình ảnh, video. Không nên so sánh báo giấy với báo mạng vì hai cái vốn dĩ hỗ trợ nhau, góp phần làm nên đời sống báo chí đa dạng, sôi động, ngày càng phát triển", ông Hùng đúc kết.

Sạp báo của ông Hùng hoạt động từ 4 giờ sáng đến khoảng 15 giờ chiều mỗi ngày

Sạp báo của ông Hùng hoạt động từ 4 giờ sáng đến khoảng 15 giờ chiều mỗi ngày

Ông Hùng kể thêm, TP.HCM được xem là một trong những trung tâm báo chí năng động bậc nhất cả nước. Từ mấy chục năm trước, đời sống báo chí ở TP.HCM đã đa dạng, sôi động, trong tương lai chắc chắn còn phát triển hơn khi có thêm nhiều người trẻ tham gia, mang đến những cách viết, cách làm báo mới mẻ.

"Không chỉ báo chí mà tất cả các ngành nghề khác đều phải biết sống theo thời đại. Cái gì cũng cần đổi mới cho hợp thời, nếu cứ đi theo một con đường xưa cũ thì không trụ được. Tôi bây giờ ngoài báo giấy cũng thường đọc thêm báo điện tử, xem mạng xã hội… để đa dạng hóa nguồn thông tin của mình", ông Hùng thổ lộ.

Ông Hùng thuộc lòng sở thích, thói quen đọc báo của những vị khách quen

Ông Hùng thuộc lòng sở thích, thói quen đọc báo của những vị khách quen

Ông Hùng tâm sự thêm, ông luôn khuyến khích con cái đọc báo thay vì dành thời gian lướt điện thoại, chơi game. Không phải chỉ những người làm việc đầu óc mới cần phải đọc báo mà người lao động tay chân, buôn bán lề đường cũng nên đọc báo để tự "làm giàu" cho chính mình. Thời đại này nếu mình không nắm giữ và làm chủ thông tin thì sẽ bị chúng điều khiển ngược lại.

"Còn người đọc báo giấy, tôi còn bán"

Những người bán báo giấy như ông Hùng, vợ chồng ông Đức… đều luôn khắc khoải nỗi lo sau này không có ai kế nghiệp của mình. Bản thân họ dù từng trải qua nhiều khó khăn nhưng chưa từng có ý định bỏ nghề.

"Từng nào còn khỏe, còn người đọc báo giấy thì tôi còn bán. Nhiều người ngộ lắm, đến mua báo thì phải vợ tôi ra bán mới chịu. Bà ấy có nói với tôi, hai vợ chồng cố gắng bán đến khi nào hết sức, nằm một chỗ thì mới nghỉ", ông Đức bộc bạch.

Tương tự, với ông Hùng, dù đời sống kinh tế không dư giả, ông vẫn "chung thủy" với sạp báo. Ông nói: "Cả con đường này giờ còn mình tôi bán báo giấy, tôi mà nghỉ nữa thì độc giả biết tìm mua báo ở đâu. Tôi cứ nghĩ như vậy mà gắng được đến tận bây giờ, khó khăn nào cũng qua hết", người đàn ông nói rồi cười một tiếng giòn tan.

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.