Sống ở TP.HCM: 'Nếu tôi chết, xin đừng để sách cũ trở thành phế liệu'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giữa TP.HCM hiện đại vẫn còn đó một vài người bán sách cũ và một con phố độc nhất chuyên tập hợp, bán những cuốn sách đã nhuốm màu thời gian.

Gặp gỡ những người bán sách cũ, lắng nghe họ chia sẻ, chẳng khác nào đi một chuyến tàu du hành ngược thời gian. Không hô hào, không khoa trương, không chạy theo xu hướng, mấy chục năm qua họ vẫn âm thầm gìn giữ một nét đẹp văn hóa đọc ở TP.HCM.

"Không có sách, tôi đã chết từ lâu"

Trong trí nhớ của nhiều người TP.HCM, sách cũ thường được bày bán trên vỉa hè gần các công viên, trường học. Ở TP.HCM hiện tại, số người bán sách cũ chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Có những người đã bỏ nghề bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền trên vai quá lớn. Cũng có người ở lại với nghề bằng mọi giá, xem sách cũ như điểm tựa tinh thần của đời mình.

Ông Quang duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày đã được gần 30 năm. Ảnh: THÁI THANH

Ông Quang duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày đã được gần 30 năm. Ảnh: THÁI THANH

Nép mình trên vỉa hè đường Lâm Văn Bền (Q.7), ông Trần Minh Quang (96 tuổi) đã bán sách cũ gần 30 năm qua. Ông quê ở Đồng Nai, mấy chục năm trước vì làm ăn thua lỗ, gia đình ly tán nên rời quê lên TP.HCM mưu sinh.

Dù đã gần trăm tuổi nhưng ông Quang vẫn rất minh mẫn, đôi mắt sáng để đọc sách thật "ngon lành". Ông kể, ngày nào ông cũng đọc sách, đọc báo, có những cuốn như Việt Nam sử lược, Lịch sử loài người, Người khốn khổ, Tam Quốc diễn nghĩa…, ông đã nghiền ngẫm nó không biết bao nhiêu lần.

Ở tuổi gần đất xa trời, ông vẫn phải một mình mưu sinh giữa TP.HCM hoa lệ. Ông nói đời ông không nhà, không người thân, không tiền bạc, nếu không có sạp sách cũ này, ông đã chết từ lâu.

Những cuốn sách cũ được ông Quang sắp xếp ngay ngắn trên vỉa hè. Ảnh: THÁI THANH

Những cuốn sách cũ được ông Quang sắp xếp ngay ngắn trên vỉa hè. Ảnh: THÁI THANH

"Tôi cũng đã tính đến chuyện sau này khi mất đi, tôi sẽ hiến xác cho y học. Bởi số mạng không con không cái như tôi, muốn có một hậu sự chu toàn cũng khó. Nhưng nghĩ lại, tôi sợ khi mình đi, đống sách cũ này sẽ trở thành phế liệu, rồi bao giá trị hay ho trong đó không ai nghiền ngẫm, tiếp nối thì uổng phí", ông Quang tâm sự.

Theo lời kể của ông Quang, thời thập niên 2000, sách cũ được săn lùng và có giá lắm. Bây giờ thì có quá nhiều phương tiện máy móc hiện đại, vị trí của sách cũng không còn như xưa. Nhưng ở thời đại nào đi nữa, đọc sách vẫn là con đường đưa chúng ta đến với những tri thức đúng đắn, một thế giới rộng mở.

Ông Quang bật khóc khi kể về ước nguyện cuối đời của mình. Ảnh:THÁI THANH

Ông Quang bật khóc khi kể về ước nguyện cuối đời của mình. Ảnh:THÁI THANH

Thời gian gần đây, khi câu chuyện của ông Quang được các bạn trẻ lan tỏa nhiều trên mạng xã hội, ông cũng được mọi người ủng hộ và yêu thương hơn.

Ông thổ lộ tâm nguyện cuối đời của mình: "Nếu tôi chết, xin đừng để sách cũ trở thành phế liệu. Tôi mong sẽ có người thay tôi trao tặng toàn bộ số sách cũ này cho thư viện ở các trường học khó khăn, tạo điều kiện cho các bạn nhỏ được đọc sách, tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức hay".

Nơi nối dài "tuổi đời" của sách cũ

Ngoài những người bán sách cũ nhỏ lẻ như ông Quang, độc giả ở TP.HCM có thể tìm đến "phố sách cũ" trên đường Trần Nhân Tôn để mua sách. Trên phố này hiện có khoảng 10 cửa hiệu chuyên bán các loại sách đã qua sử dụng.

Phố sách cũ Trần Nhân Tôn đã tồn tại được hơn 20 năm. Nét đặc trưng dễ nhận thấy ở con phố này chính là những biển hiệu cũ và những chồng sách cao ngất ngưởng. Ở một số tiệm, sách còn chất đầy cả lối đi, chỉ để lại một khoảng hở đủ cho 2 người ra vào.

Tiệm sách cũ A Hoàng đã từng xuất hiện trong nhiều sản phẩm âm nhạc, phim truyện. Ảnh: THÁI THANH

Tiệm sách cũ A Hoàng đã từng xuất hiện trong nhiều sản phẩm âm nhạc, phim truyện. Ảnh: THÁI THANH

Dừng xe trước "Tiệm sách cũ A Hoàng", đã vội nghe tiếng của một người đàn ông trẻ tuổi: "Sách gì vào lựa đi bạn ơi, không thì ấy đọc tên sách mình xem có không mình báo". Đó là anh Hà Phước Nguyên (26 tuổi, ở Q.5), một người trẻ tuổi hiếm hoi làm công việc bán sách cũ ở phố Trần Nhân Tôn.

Gia đình anh Nguyên đã có 3 đời buôn bán sách cũ. Được biết, sau 1975, bà của anh là bà Dương Thị Thu (80 tuổi) bắt đầu bán sách dạo trên phố. Đến lúc có chút vốn liếng thì mở tiệm sách này. Sau khi bà già yếu, ba mẹ anh kế nghiệp, hiện tại anh đã nghỉ làm bartender để về bán sách toàn thời gian.

Ở tiệm A Hoàng có thể tìm thấy những cuốn sách quý, đã dừng xuất bản từ lâu. Ảnh: THÁI THANH

Ở tiệm A Hoàng có thể tìm thấy những cuốn sách quý, đã dừng xuất bản từ lâu. Ảnh: THÁI THANH

Theo lời anh Nguyên, bán sách cũ giờ đây không đủ sống, gia đình anh còn duy trì được đến nay là vì không tốn tiền thuê mặt bằng. Những người ở con phố này còn bám trụ với nghề đến tận giờ cũng chỉ vì họ yêu và muốn góp chút sức để nối dài "tuổi đời" cho những cuốn sách cũ, gìn giữ một nét văn hóa đọc rất đẹp của người TP.HCM nói riêng, người Việt Nam nói chung.

Anh Nguyên xót xa, có người hiểu nhầm nơi đây là vựa phế liệu, nhiều lần đem đồ đạc và giấy vụn đến bán. Nhưng cũng may vì có những độc giả trung thành, nhiều năm qua đều đặn đến đây mua sách cho mình, cho con cái của họ nên cũng có động lực để tiếp tục.

Sách cũ được phân loại rõ ràng, sắp xếp ngăn nắp để độc giả dễ lựa chọn. Ảnh THÁI THANH

Sách cũ được phân loại rõ ràng, sắp xếp ngăn nắp để độc giả dễ lựa chọn. Ảnh THÁI THANH

Anh Nguyễn Hữu Lộc (38 tuổi, ở Q.3), một khách hàng thân thiết của tiệm sách A Hoàng tâm sự, ngày trước anh hay nhịn ăn sáng để dành tiền mua sách cũ, tạp chí về đọc. "Nhớ hồi đó, để mua được bộ Anh hùng xạ điêu, phải để dành cả tháng trời. Khi cầm được sách trên tay, hít một hơi thật sâu mùi giấy cũ, cảm giác sung sướng không gì diễn tả được", anh Lộc nói.

Niềm vui nghề mua bán sách cũ

Ở phố Trần Nhân Tôn, độc giả có thể tìm mua mọi thể loại sách, từ tiểu thuyết, ngôn tình, thơ văn… đều đủ cả. Thậm chí ở đây còn có những bộ truyện tranh manga trị giá mấy triệu đồng.

Tình yêu và sự gắn bó thủy chung lâu năm với nghề khiến những người bán ở đây đều có một vốn hiểu biết rộng, sâu sắc. Họ cũng phục vụ khách hàng của mình theo một cách rất riêng. Chỉ cần khách nói tên sách, họ sẽ biết được cuốn sách này còn hàng không, vị trí ở đâu, bản mới hay bản cũ. Còn giá tiền thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhìn chung các đầu sách thông thường sẽ dao động từ 15.000 đến 50.000 đồng một cuốn.

Bà Lê Thị Nga (45 tuổi, ở Q.5), chủ một cửa hàng sách trên đường Trần Nhân Tôn cho hay, cái thú vui khi đi mua sách cũ chính là được trực tiếp bàn luận, bình phẩm về những điều thú vị trong cuốn sách đó với người bán.

Có những người đã mua sách cũ ở phố Trần Nhân Tôn gần 10 năm nay. Ảnh:THÁI THANH

Có những người đã mua sách cũ ở phố Trần Nhân Tôn gần 10 năm nay. Ảnh:THÁI THANH

"Những người bán sách trên phố này, ai cũng đọc sách từ khi còn bé. Tôi đọc cũng khá nhiều sách, trừ những cuốn viết chữ nước ngoài ra thì tôi đều đọc và biết. Tiệm sách cũ khó mà so sánh với các tiệm sách tân tiến như hiện nay nhưng không gian ở đây luôn có gì đó hoài niệm, thu hút", bà Nga nói.

Bà Nga chia sẻ thêm, nhiều người hay nói sách cũ muốn bán bao nhiêu thì bán nhưng thật ra không phải. Cách để định vị giá trị của một cuốn sách thường sẽ dựa vào thời điểm lần đầu xuất bản của nó. Với những cuốn đã ngừng xuất bản thì giá càng cao hơn nữa.

Những bộ truyện tranh được nhiều "mọt sách" săn lùng với giá tiền triệu. Ảnh THÁI THANH
Những bộ truyện tranh được nhiều "mọt sách" săn lùng với giá tiền triệu. Ảnh THÁI THANH

"Thường thì sách xuất bản trước năm 1975 sẽ có giá tiền cao hơn bình thường. Ngày xưa, gia đình tôi từng bán những cuốn sách giá mấy triệu bạc. Chất giấy và mực in trước năm 1975 đẹp, đậm hơn, có thế nên qua từng ấy năm, sách vẫn không bị mọt ăn và mực không phai màu. Còn đối với những bộ truyện tranh Nhật Bản khi trước, tùy theo phiên bản mà bán giá khác nhau. Thường những bộ này không bán lẻ mà chỉ bán nguyên bộ, ai mê sưu tầm mới chịu chơi tới mức đó", bà Nga vừa nói vừa xếp mấy cuốn sách vừa mua được sáng nay lên kệ.

Sách cũ được bán ở đây là những đầu sách chất lượng, được chọn lọc nhiều lần. Ảnh: THÁI THANH

Sách cũ được bán ở đây là những đầu sách chất lượng, được chọn lọc nhiều lần. Ảnh: THÁI THANH

Sợ sách cũ để lâu bị hỏng, các chủ cửa tiệm đều tranh thủ thời gian "rửa mặt, thay quần áo" cho sách thường xuyên. Họ lau bụi, bọc thêm một tấm ni lông bên ngoài bìa để bảo quản gia tài của mình.

"Cuộc sống mà, có cũ thì phải có mới. Tuy sách cũ, sách giấy giờ đây có hơi thất thế bởi sự ra đời của sách, báo mạng điện tử nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc con người ta không cần đến nữa. Chúng tôi chỉ mong sau này khi chúng tôi không còn, vẫn sẽ có những người trẻ đủ bản lĩnh, tri thức và tình yêu với sách cũ để giữ gìn, tiếp nối nét đẹp văn hóa này ở TP.HCM", một chủ tiệm sách cũ trên phố Trần Nhân Tôn bộc bạch.

Đảm bảo nguồn cung sách cũ chất lượng

Theo nhiều người bán sách cũ ở TP.HCM, nguồn cung sách cũ ở TP.HCM hiện nay ngày càng ít. Trong khi đó, số lượng sách giả, sách lậu thì ngày càng nhiều lên. Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc cũng như đảm bảo sự tôn trọng đối với nghề nghiệp của mình, các chủ tiệm sách luôn rà soát, chọn lọc nhiều lần trong lúc thu mua. Họ nói không với việc bán sách kém chất lượng, sách có nội dung cấm, đồi trụy, độc hại…

Có thể bạn quan tâm

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Để hỗ trợ, tiếp sức lực lượng thi công đường điện 500kV mạch 3 qua địa bàn, những ngày qua tuổi trẻ Nghệ An đã chung sức, chung lòng đồng hành với đội ngũ thi công. Dù nắng, dù mưa, màu áo xanh tình nguyện vẫn có mặt tại các công trường để hỗ trợ, góp phần đưa dự án đường điện quốc gia sớm về đích.
Rủi may nghề xoi trầm

Rủi may nghề xoi trầm

“Nhiều người trúng trầm đổi đời, mua nhà, mua xe nhưng không phải lúc nào cũng may, nếu rủi mua phải cây “rỗng” trầm thì cũng lỗ nặng vì giá mỗi cây phải từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Trăm năm xe nước bên sông

Trăm năm xe nước bên sông

Gần 50 năm vắng xa, bây giờ bờ xe nước - cỗ máy bằng tre vốn là biểu tượng bên dòng sông một thời ngày đêm quay đều mang nước tưới cho ruộng đồng xanh tốt, vẫn có một người ngày đêm dựng tạo lại, để một“kỳ quan đồng ruộng” không biến mất.
Nón ngựa miền di sản

Nón ngựa miền di sản

Mấy trăm năm thịnh suy, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh, nhẹ nhàng ấy.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 3: 30 năm và hành trình của người lính truyền tải

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 3: 30 năm và hành trình của người lính truyền tải

“Đến giờ tôi vẫn tự hào mình là người ngành điện, để được sống, làm việc và cống hiến cho hành trình gìn giữ nguồn điện trên khắp chiều dài đất nước. Cái duyên với đường dây 500kV và những kỷ niệm về nó sẽ theo tôi suốt đời”, ông Trần Khương Tâm - cán bộ Điện lực Thừa Thiên - Huế, chia sẻ.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và bút danh 'Hạ sĩ Trường Sơn'

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và bút danh 'Hạ sĩ Trường Sơn'

No thành Phật, thành Tiên, đói thành ma, thành quỷ. Đánh có thắng được giặc, dân mới no, mới ấm, quân mới hùng, mới mạnh. Giữ được mùa màng, thì dân, quân mới tạm đủ ăn no để thắng giặc và xây dựng lực lượng hùng hậu. Trung tâm công tác của ta là đó. Trung tâm tư tưởng cụ thể của ta là đó.