Sống ở TP.HCM: 'Trộm cướp cũng chê hẻm này nghèo, không có gì để lấy'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngoài những con phố nhộn nhịp, xe cộ tấp nập, người TP.HCM vẫn sống giản dị, khiêm tốn phía trong những con hẻm nhỏ. Có những con hẻm hệt như 'ma trận', vào thì dễ mà ra thì khó.

Có những người đã dành cả đời mình để gắn bó với hẻm. Dù thời thế nhiều thay đổi, xã hội ngày càng hiện đại, tiện nghi, họ vẫn một lòng thủy chung với nơi này, quyết gắn bó không rời.

Ngay cả Google Maps nhiều lúc cũng 'bó tay'

Những người sống lâu năm ở TP.HCM đôi khi cũng không dám nhận là mình biết và hiểu về các con hẻm vì chúng quá đa dạng. Điều thú vị là thị dân ở thành phố này có cách gọi tên rất riêng. Hẻm Ông Tiên (hẻm 96 Phan Đình Phùng, Q.Phú Nhuận), hẻm Thiền (hẻm 498 Lê Quang Định, Q.Gò Vấp), hẻm Một xe (hẻm 726 Nguyễn Trãi, P.11, Q.5), hẻm Xanh (hẻm 629 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3), hẻm Graffiti (hẻm 15B Lê Thánh Tôn, Q.1)…

Từ lâu, những con hẻm đã trở thành một nét đặc trưng của TP.HCM

Từ lâu, những con hẻm đã trở thành một nét đặc trưng của TP.HCM

Những cái tên thường gắn liền với một giai thoại nào đó hoặc xuất phát từ nét đặc trưng riêng có của hẻm. Nó cũng phần nào giúp người ta hình dung về lối sống, văn hóa của người dân sống ở đây.

Hẻm ở TP.HCM không giống với những nơi khác. Đầu tiên là về cách gọi. Theo nhiều nguồn tư liệu thì ở TP.Hà Nội và khu vực miền Bắc, hẻm được gọi là "ngõ", các hẻm phụ gọi là "ngách". Ở những tỉnh, thành phố miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Nam người ta gọi hẻm là "kiệt". Còn ở TP.HCM, nếu có hẻm phụ thì dùng thêm từ "xuyệt" (trên).

Việc di chuyển trong hẻm vào buổi tối là một thử thách cho những ai không quen đường

Việc di chuyển trong hẻm vào buổi tối là một thử thách cho những ai không quen đường

Việc di chuyển trong hẻm vào buổi tối là một thử thách cho những ai không quen đường

Nơi thành phố đông dân này, có những hẻm có đến 5, 6 xuyệt, buộc người đi phải tham gia vào một trò chơi đấu trí khi tìm đường. Ngay cả Google Maps nhiều lúc cũng "bó tay".

Ông Nguyễn Ngọc Hân (58 tuổi) sống trong con hẻm 334 Chu Văn An (Q.Bình Thạnh) cho biết, người dân nơi đây gọi hẻm này là hẻm "mê hồn bát quái". Vì trong hẻm có rất nhiều nhánh to nhỏ chằng chịt, chồng chéo, lối đi lại hẹp, chỉ vừa cho 1 hoặc 2 xe máy đi qua.

Những biển cảnh báo được đặt tại các vị trí dễ xảy ra va chạm

Những biển cảnh báo được đặt tại các vị trí dễ xảy ra va chạm

"Hẻm ở TP.HCM đa số có diện tích nhỏ, giá nhà cho thuê trong những con hẻm cũng rẻ hơn ngoài phố. Nói là hẻm nhưng chẳng thiếu thứ gì cả, từ đồ ăn, thức uống, dịch vụ làm đẹp, chùa chiền, nhà thờ đều có" ông Hân nói.

Một người hàng xóm của ông Hân kể thêm, người ta sống lâu trong đây nên dần dần "cái khó ló cái khôn". Hồi trước vì hẻm chật, khó đi nên hay xảy ra tai nạn, trong hẻm trẻ con cũng nhiều nên người dân ở đây sợ có sự cố không hay. Thế là cả khu quyết định làm mấy cái biển báo dán trên tường, thông báo cho mọi người biết đoạn nào nguy hiểm, đoạn nào cần giảm tốc độ hay đơn giản là hướng dẫn lối ra đường lớn.

Có một TP.HCM bình yên trong hẻm

Không chỉ là nơi sinh sống, hẻm còn là một nét đặc trưng của TP.HCM - một thế giới rất khác, bình yên và đầy hoài niệm.

Gia đình bà Nguyễn Thị Tư (55 tuổi) đã có 3 thế hệ sống trong hẻm 96 Phan Đình Phùng (Q.Phú Nhuận). Khi thấy tôi đang khổ sở tìm đường ra, bà Tư chỉ tay về phía trước và nói lớn: "Cứ đâm thẳng miết đi cô, một hồi là ra được hà. Muốn ra khỏi đây chỉ có đi đường miệng (hỏi đường) chứ dò trên mạng thì khó lắm".

Nhà bà Tư nằm ở cuối con hẻm, ngôi nhà nhỏ đã nhuốm màu thời gian. Chiều nào, bà cũng ra trước cửa nhà hóng gió, nhìn người qua lại. Trong hẻm không ồn ào, vội vã như ngoài phố, lâu lâu chỉ nghe tiếng hàng xóm gọi nhau, tiếng trẻ con chơi đùa hay tiếng rao của cô bán hàng rong.

Nán lại trò chuyện với bà Tư, được biết có một thời gian, bà Tư dọn ra chung cư ở với con cái để rộng rãi, thoáng mát hơn. Nhưng sau đó thì bà quay về với hẻm, vì nhớ nhung sự bình yên chỉ có thể tìm được ở nơi này.

"Nhà trong hẻm đa phần rất nhỏ, thường là nhà trệt, xây thêm gác lửng để tận dụng không gian. Ban ngày, trong hẻm yên ắng lắm, chỉ có người lớn tuổi như tôi đi ra đi vào, còn tụi nhỏ thì đi học, đi làm. Đến chiều tối, khi thành phố lên đèn, hẻm cũng nhộn nhịp, ấm cúng hơn. Bà con làng xóm trong đây sống tình cảm lắm, có món gì ngon cũng chia sẻ cho nhau, không khác gì người một nhà", bà Tư nói.

Bà Tư đang giới thiệu về con hẻm mình đã sống hơn 50 năm qua

Bà Tư đang giới thiệu về con hẻm mình đã sống hơn 50 năm qua

Bà Tư còn kể thêm, đa phần cư dân hẻm đều là người dân lao động khó khăn, mưu sinh bằng đủ thứ nghề. Nhưng ai cũng lạc quan, yêu đời, chiều nào về tới đầu hẻm cũng vẫy tay chào nhau. Hễ có ai khó khăn, cả hẻm sẽ chung tay để hỗ trợ, động viên. Dịp lễ hay tổng kết năm học, mọi người cũng dành ra một khoản tiền để tặng quà cho các em nhỏ, khuyến khích các em học tập để sau này thoát khổ.

Bên trong những con hẻm nhỏ, người ta sống với nhau bằng cái tình, cái nghĩa, bất kể đó là ai, là người TP.HCM chính gốc hay người nhập cư.

Chào tạm biệt bà Tư, tôi len lỏi ra khỏi con hẻm 96 Phan Đình Phùng, ngoái đầu luyến tiếc một không gian bình yên, thân thương đến lạ.

Cực cỡ nào cũng không nỡ rời xa

Nằm ngay bên hông chợ Bến Thành sầm uất, đắt đỏ bậc nhất, ít ai biết rằng có những ngôi nhà nhỏ chỉ khoảng 40, 50 mét vuông nằm sát nhau trong một con hẻm đã có tuổi đời gần trăm năm. Đó là hẻm 24 Thủ Khoa Huân, Q.1.

Xét về độ nổi tiếng, con hẻm này cũng có thể vỗ ngực tự hào đứng ở vị trí nhất nhì. Người dân ở đây cho hay, hẻm có từ thời Pháp thuộc, cả trăm năm qua dù thành phố có phát triển đến mấy thì vẫn có những người quyết tâm gắn bó với nơi này.

Hẻm 24 Thủ Khoa Huân, Q.1 đã có tuổi đời gần 100 năm

Hẻm 24 Thủ Khoa Huân, Q.1 đã có tuổi đời gần 100 năm

Đời sống của người dân nơi đây cũng không mấy dễ dàng, vì nhà nhỏ nên diện tích bên trong chỉ để dành nghỉ ngơi, toàn bộ đồ đạc hầu như để phía bên ngoài. Mùa hè thường nóng nực, bí bách, ai có điều kiện một chút thì gắn thêm máy lạnh. Mà nhiều khi họ cũng không dám dùng vì sợ tiền điện tăng cao.

Có một điều làm tôi ngạc nhiên khi đến đây, đó là xe máy để 2 hàng không ai trông coi, máy giặt, tủ lạnh, đồ có giá trị cũng để "dửng dưng" trước cửa nhà. Bà Lê Thị Bé (54 tuổi), một người dân sống trong hẻm 24 Thủ Khoa Huân tiết lộ, từ xưa đến giờ, chuyện trộm cắp trong này hầu như không có.

Gia đình bà Bé 3 đời đều sống trong con hẻm 24 Thủ Khoa Huân

Gia đình bà Bé 3 đời đều sống trong con hẻm 24 Thủ Khoa Huân

Bà Bé chỉ tay về phía mấy chiếc xe máy rồi nói: "Xe cộ chúng tôi để ở ngoài không sợ mất, người này ngó dùm người kia. Nhằm khi trộm cướp cũng chê hẻm này nghèo, không có gì để lấy".

Tôi hỏi bà Bé tại sao khi có điều kiện tốt hơn lại không tìm một nơi rộng rãi, thoáng mát để ở, bà nhoẻn miệng cười: "Khó cỡ nào cũng không bỏ nơi này được, chúng tôi sống ở đây quen rồi, giờ nếu được ở nhà cao cửa rộng chắc gì đã vui được như ở đây. Hẻm nhỏ nên lúc nào cũng thấy đông vui, sáng sớm thì người già tập thể dục, cha mẹ chở con đi học, người trẻ khăn gói đi làm. Còn mấy người chân tay già yếu như tôi thì đi ra đi vào, thấy ai cần gì thì phụ một tay".

Vì diện tích nhà quá nhỏ nên người dân trong hẻm phải nấu ăn phía bên ngoài

Vì diện tích nhà quá nhỏ nên người dân trong hẻm phải nấu ăn phía bên ngoài

Con trai bà Bé là chủ quán nước ngay đầu hẻm cũng góp thêm vài lời hóm hỉnh: "Những ngôi nhà trong hẻm này không phải cứ có tiền là mua được. Mà cũng tại không có nhiều tiền nên mới ở đây. Mà ở đâu cũng thế, quan trọng là mình vui và hạnh phúc là được, nhà nhỏ mà êm ấm, bà con thân tình".

Dạo một vòng đến cuối đường, tôi mới thấy lời mọi người nói đều là thật. Nhà nhỏ nhưng tiếng cười nói rộn rã. Hẻm nhỏ nhưng đủ an toàn, đủ bao dung nhiều phận đời khác nhau, không chê bai, phân biệt giàu nghèo.

"Hỏi ai trong hẻm này cũng thế thôi, họ thương và gắn bó với hẻm dữ lắm, có cực cỡ nào cũng không nỡ rời xa", bà Bé cười tự hào.

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…