Giữa lòng TP.HCM nhộn nhịp, những căn nhà với diện tích chỉ vài m² là tổ ấm của nhiều người. Trong những căn nhà siêu nhỏ, họ vẫn tìm thấy niềm vui, sự bình yên và hạnh phúc cho chính mình.
Nép mình trên góc đường Hoa Sữa (Q.Phú Nhuận), tiệm cơm chay Thiên An mỗi ngày đều có một vài phần cơm chay 'treo' giản dị, ấm áp cho các bạn sinh viên, người lao động khó khăn.
Với ông Triệu Minh Quang (74 tuổi, ở Q.11), gia đình chính là ánh sáng, là điểm tựa vững chắc nhất trong đời. Sống ở TP.HCM, ông nói đời mình 'hoa lệ' có đủ, dù đôi mắt không thể nhìn thấy nhưng trái tim vẫn cảm nhận được mọi điều.
Đằng sau nhịp sống hối hả, tấp nập ở TP.HCM, có những người vẫn sống đời bình dị, lặng lẽ. Tuy cuộc sống mưu sinh còn muôn vàn khó khăn nhưng mấy chục năm qua, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc, đủ đầy.
Chuyện săn đồ lạc xoong không chỉ đơn thuần là việc mua sắm mà đã trở thành một thú vui trong đời sống văn hóa của thị dân TP.HCM. Giữa thời hiện đại, khi mà hàng hóa trở nên đa dạng, dễ tìm, dễ mua, tại sao đồ lạc xoong vẫn có sức hút?
Những cư xá ở TP.HCM được ví là cầu nối giữa phố xá đông đúc và khung cảnh miền quê dịu dàng, tình tứ. Cư xá nhắc nhớ thị dân về một thời đã qua, níu chân họ để không tuột khỏi gốc gác, quê nhà...
Khi nhắc đến TP.HCM, người ta thường nghĩ ngay đến những tòa nhà cao chọc trời, những con phố sầm uất và nhịp sống hối hả của một thành phố 'không ngủ'.
Dạo một vòng quanh TP.HCM, không khó để bắt gặp những người vẽ ký họa đang hí hoáy nét vẽ đen sì trên mặt giấy trắng. Họ ngắm nghía, nhìn phải, nhìn trái, thu vào trong mắt mình những nét đẹp nhất của con người và cảnh vật thành phố này.
Ngoài những con phố nhộn nhịp, xe cộ tấp nập, người TP.HCM vẫn sống giản dị, khiêm tốn phía trong những con hẻm nhỏ. Có những con hẻm hệt như 'ma trận', vào thì dễ mà ra thì khó.
Uống cà phê sáng đã trở thành một nét văn hóa rất riêng của người TP.HCM. Chỉ với mấy chiếc ghế con, ly cà phê vợt trên tay, người ta có thể ngồi hàng giờ đồng hồ với nhau để bàn chuyện nhân sinh, thời thế.
Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
'TP.HCM tuy đất chật người đông nhưng sẽ luôn có người giúp đỡ chú cháu mình, đừng sợ chi, hãy gắng học nghe cháu', chú tài xế xe khách tuyến Bắc - Nam đã nói với tôi như thế vào cái đêm đầu tiên tôi đặt chân đến mảnh đất này.
'Con tính khi nào về, ba mẹ già rồi, biết sống được mấy lâu nữa'. Vừa tắt máy, nước mắt đã chảy dài trên đôi gò má gầy guộc, chị Huyền ôm lấy em gái, khóc nấc lên. Hơn 20 năm nay, chị luôn sống trên bàn cân: Về quê sống hay ở lại TP.HCM?