Gia Lai: Khai mạc trại hè “Tìm về di sản” năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tối 4-7, tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã diễn ra lễ khai mạc trại hè “Tìm về di sản” năm 2024. Tham gia trại hè có 147 trại sinh đến từ 7 tiểu trại đại diện cho 22 xã, phường trên địa bàn thành phố.

Ban tổ chức tặng hoa, cờ lưu niệm cho đại diện 7 tiểu trại tham gia trại hè "Tìm về di sản". Ảnh: Lam Nguyên

Ban tổ chức tặng hoa, cờ lưu niệm cho đại diện 7 tiểu trại tham gia trại hè "Tìm về di sản". Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu khai mạc trại hè “Tìm về di sản”, ông Lê Thanh Tuấn-Giám đốc Bảo tàng tỉnh-thông tin: Đây là năm thứ 2 Bảo tàng phối hợp với Thành đoàn Pleiku tổ chức trại hè nhằm tạo sân chơi lành mạnh và ý nghĩa cho học sinh trong dịp hè.

Đây cũng là dịp để các em học sinh được trải nghiệm, thêm hiểu biết và có ý thức bảo tồn di sản văn hóa; qua đó khơi dậy ở thế hệ trẻ niềm tự hào về lịch sử-văn hóa của địa phương và dân tộc.

Tại chương trình, sau phần lửa trại trong phần giao lưu cồng chiêng mang chủ đề “Thanh thiếu nhi với di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” và giao lưu kết nối “Vòng tay bè bạn”, các tiểu trại đã trình diễn phần thi văn nghệ, hóa trang, trình diễn trang phục các dân tộc.

Không khí sôi nổi trong phần thi kéo co diễn ra chiều 4-7. Ảnh: Lam Nguyên

Không khí sôi nổi trong phần thi kéo co diễn ra chiều 4-7. Ảnh: Lam Nguyên

Trong thời gian 2 ngày (từ ngày 4 đến 5-7), trại hè diễn ra với chuỗi hoạt động sôi nổi, đậm chất trẻ trung gồm: liên hoan trò chơi dân gian (kéo co, nhảy bao bố tiếp sức, bịt mắt bắt vịt), thi đồng diễn dân vũ, trò chơi lớn.

Trại sinh còn tham gia sân chơi kiến thức theo hình thức “Rung chuông vàng” với chủ đề “Hành trình di sản”, nội dung lồng ghép giáo dục di sản với tìm hiểu kiến thức phòng-chống tai nạn thương tích, đuối nước, phòng-chống tác hại của thuốc lá điện tử.

Có thể bạn quan tâm

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Trước hồ sen

Thơ Nguyễn Đình Phê: Trước hồ sen

(GLO)- Bài thơ "Trước hồ sen" của tác giả Nguyễn Đình Phê không chỉ khắc họa vẻ đẹp thanh tao của hoa sen mà còn gợi mở một không gian tĩnh lặng, trầm tư. Nơi đấy con người tạm xa bộn bề ưu phiền, tìm đến sự thành thản tâm hồn...

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

Hiên nhà nhớ mẹ

Hiên nhà nhớ mẹ

(GLO)- Lúc còn nhỏ, mẹ dạy tôi biết yêu sự tinh khôi của buổi sáng, bố dạy tôi thấm thía từng chiều. Và có lẽ tâm hồn tôi đã đầy ắp những cảm xúc từ thuở ấy.
Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.
Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...