Mở rộng không gian cho di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuối tuần qua, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” được mở rộng không gian trình diễn. Đây là hướng đi mới nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

Chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đưa đến phục vụ trẻ em ở Làng trẻ em SOS Pleiku và Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh vào sáng qua (9-6). Đoàn nghệ nhân xã Chư Á (TP. Pleiku) không chỉ quảng bá, giới thiệu những giá trị đặc sắc trong di sản văn hóa Jrai mà còn hướng dẫn các em nhỏ tham gia trải nghiệm các hoạt động.

Đoàn nghệ nhân xã Chư Á (TP. Pleiku) trình diễn tại chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển”. Ảnh: M.C

Đoàn nghệ nhân xã Chư Á (TP. Pleiku) trình diễn tại chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển”. Ảnh: M.C

Hàng trăm em nhỏ được hướng dẫn chế biến món ăn với lá mì, làm cơm lam, tham gia các trò chơi dân gian, tìm hiểu nghề thủ công truyền thống (tạc tượng, đan lát).

Em Rah Lan H’Hoanh (đoàn nghệ nhân xã Chư Á) chia sẻ: “Em tham gia nhiều chương trình, biểu diễn nhiều nơi nhưng hôm nay có một cảm xúc đặc biệt. Chứng kiến các em, các bạn hào hứng tham gia trải nghiệm các hoạt động, hỏi cách chế biến món ăn, em càng nhận thức phải ra sức giữ gìn và phát huy vốn quý ẩm thực mà cha ông để lại. Em hy vọng có nhiều dịp quay trở lại giới thiệu sắc màu văn hóa cho các bạn nhỏ thiệt thòi tại đây”.

Bên cạnh đó, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” cũng có thêm không gian trình diễn ngoài Quảng trường Đại Đoàn Kết như thường lệ. Đó là 2 đêm trình diễn cồng chiêng tại thị xã An Khê vào tối thứ sáu và huyện Ia Pa vào tối chủ nhật. Tại huyện Ia Pa, 2 đoàn nghệ nhân của xã Pờ Tó và Chư Mố đã mang đến sắc màu văn hóa đầy sôi động.

Ông Nguyễn Hùng Linh-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Ia Pa-cho biết: “Chương trình lần đầu tiên tổ chức tại Ia Pa vừa có ý nghĩa thử nghiệm, vừa chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn huyện.

Sau chương trình này, ngành Văn hóa có kế hoạch tiếp tục phát huy, đưa trình diễn cồng chiêng trở thành hoạt động thường xuyên. Nếu tổ chức tại trung tâm huyện vào mỗi cuối tuần, bà con các làng thuận lợi trong việc tập luyện, giao lưu và phục vụ người dân”.

Trước đó, nghệ nhân làng Pơ Nang (xã Tú An) cũng có màn trình diễn không kém phần sôi nổi phục vụ người dân thị xã An Khê tại sân Hội trường 23-3. Đây là lần đầu tiên các nghệ nhân phục vụ khán giả ngay tại quê nhà trong sự đón nhận nồng nhiệt. Khán giả không chỉ hào phóng những tràng vỗ tay mà còn ủng hộ thiết thực để khích lệ các nghệ nhân.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý Văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cho biết: Từ nay đến cuối năm sẽ có trên 10 chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” đưa về huyện tổ chức. Sau thị xã An Khê và huyện Ia Pa, chương trình tiếp tục được tổ chức tại huyện Đức Cơ và Phú Thiện.

Chi đoàn Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng quà cho thiếu nhi tại Làng Trẻ em SOS và Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh. Ảnh: M.C

Chi đoàn Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng quà cho thiếu nhi tại Làng Trẻ em SOS và Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh. Ảnh: M.C

Các chương trình bảo tồn di sản văn hóa từ một hoạt động nhỏ với mục đích tạo thêm trải nghiệm cho du khách khi đến với phố núi Pleiku vào mỗi tối thứ bảy, sáng chủ nhật tại Quảng trưởng Đại Đoàn Kết, nay mở rộng thêm không gian thể hiện.

Từ làng ra phố, rồi lại trở về làng, cồng chiêng đã và đang ngân vang để kể cho chúng ta nghe những giai điệu cuộc sống đầy màu sắc của những chủ nhân nơi đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ gọi đây “là một cuộc trở về cội nguồn, bởi vì nơi xuất phát của văn hóa dân gian Bahnar, Jrai chính là làng. Và bây giờ, chúng tôi lại cùng bà con đưa những giá trị ấy về với chính cộng đồng đã sản sinh ra nó”.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ cho hay: “Chương trình đã duy trì được hơn 2 năm và định vị trong đời sống của người dân Pleiku. Nhưng nhìn xa ra, chúng ta chỉ tổ chức 1 tháng 4 chương trình, tương đương với 4 làng có cơ hội được trình diễn. Trong khi 1 đơn vị cấp huyện có nhiều làng, và để tất cả các làng có cơ hội tham gia chương trình là điều khó. Bảo tồn và phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng thông qua chương trình như vậy sẽ không được như kỳ vọng.

Nên nếu đưa chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” về huyện, tạo thành thói quen và huyện có điều kiện duy trì 1 tháng 4 số như chúng tôi duy trì lâu nay trên phố, thì tất cả các làng đều có cơ hội được trình diễn. Chương trình vì vậy sẽ “phủ sóng” rộng rãi hơn, các cộng đồng làng, xã đều có hoạt động phù hợp để tham gia. Từ đó, chúng ta mới có thể thực hiện được mục tiêu ban đầu đề ra, đó là bảo tồn từ cộng đồng.

Tại đêm diễn phục vụ người dân thị xã An Khê vừa qua, chúng tôi rất băn khoăn có nên đặt gùi “ủng hộ nghệ nhân” hay không. Kết quả, khán giả đã ủng hộ đoàn 1,6 triệu đồng. Đây là tín hiệu rất khả quan khi đưa chương trình về huyện, mở rộng không gian cho hoạt động trình diễn cồng chiêng, góp phần bảo tồn di sản văn hóa thế giới này theo hướng bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.