Gia Lai: Khai mạc trại hè “Tìm về di sản” năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 4-7, tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã diễn ra lễ khai mạc trại hè “Tìm về di sản” năm 2024. Tham gia trại hè có 147 trại sinh đến từ 7 tiểu trại đại diện cho 22 xã, phường trên địa bàn thành phố.

Ban tổ chức tặng hoa, cờ lưu niệm cho đại diện 7 tiểu trại tham gia trại hè "Tìm về di sản". Ảnh: Lam Nguyên

Ban tổ chức tặng hoa, cờ lưu niệm cho đại diện 7 tiểu trại tham gia trại hè "Tìm về di sản". Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu khai mạc trại hè “Tìm về di sản”, ông Lê Thanh Tuấn-Giám đốc Bảo tàng tỉnh-thông tin: Đây là năm thứ 2 Bảo tàng phối hợp với Thành đoàn Pleiku tổ chức trại hè nhằm tạo sân chơi lành mạnh và ý nghĩa cho học sinh trong dịp hè.

Đây cũng là dịp để các em học sinh được trải nghiệm, thêm hiểu biết và có ý thức bảo tồn di sản văn hóa; qua đó khơi dậy ở thế hệ trẻ niềm tự hào về lịch sử-văn hóa của địa phương và dân tộc.

Tại chương trình, sau phần lửa trại trong phần giao lưu cồng chiêng mang chủ đề “Thanh thiếu nhi với di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” và giao lưu kết nối “Vòng tay bè bạn”, các tiểu trại đã trình diễn phần thi văn nghệ, hóa trang, trình diễn trang phục các dân tộc.

Không khí sôi nổi trong phần thi kéo co diễn ra chiều 4-7. Ảnh: Lam Nguyên

Không khí sôi nổi trong phần thi kéo co diễn ra chiều 4-7. Ảnh: Lam Nguyên

Trong thời gian 2 ngày (từ ngày 4 đến 5-7), trại hè diễn ra với chuỗi hoạt động sôi nổi, đậm chất trẻ trung gồm: liên hoan trò chơi dân gian (kéo co, nhảy bao bố tiếp sức, bịt mắt bắt vịt), thi đồng diễn dân vũ, trò chơi lớn.

Trại sinh còn tham gia sân chơi kiến thức theo hình thức “Rung chuông vàng” với chủ đề “Hành trình di sản”, nội dung lồng ghép giáo dục di sản với tìm hiểu kiến thức phòng-chống tai nạn thương tích, đuối nước, phòng-chống tác hại của thuốc lá điện tử.

Có thể bạn quan tâm

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

(GLO)- Sáng 28-3, tại huyện Phú Thiện, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực", giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích Plei Ơi.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.