Gia Lai: Nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung bướu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Cuối tháng 5-2024, đoàn công tác của Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh đã làm việc với Bệnh viện Đa khoa Gia Lai nhằm khảo sát nhu cầu và khả năng tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để lập kế hoạch hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho đơn vị tuyến tỉnh thời gian tới.

Hoạt động hỗ trợ chuyên môn này nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác phát triển trong lĩnh vực y tế giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2024-2025. Đây là tin vui đối với ngành Y tế Gia Lai bởi việc hỗ trợ chuyên môn từ Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh không chỉ giúp đội ngũ y, bác sĩ tuyến tỉnh được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, mà còn giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận các kỹ thuật mới trong chăm sóc và điều trị ung bướu tại tuyến tỉnh.

Trước đó, Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thành lập theo Quyết định số 538/QĐ-SYT ngày 6-6-2016 của Giám đốc Sở Y tế Gia Lai và chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2018. Khoa có 24 cán bộ viên chức, trong đó có 6 bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Đình Hùng thăm khám và điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân. Ảnh: Như Nguyện

Bác sĩ Nguyễn Đình Hùng thăm khám và điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân. Ảnh: Như Nguyện

Từ năm 2016 đến nay, khoa được Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đào tạo, chuyển giao các kỹ thuật như: Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung bướu cơ bản; những tiến bộ trong chẩn đoán một số bệnh ung thư; truyền hóa chất tĩnh mạch; điều trị và chăm sóc giảm nhẹ, điều trị nhắm trúng đích trong ung thư phổi, điều trị nội tiết cho bệnh nhân ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến…

Qua thời gian hoạt động, các bác sĩ tại khoa được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân ung bướu tại tuyến tỉnh. Riêng năm 2023, khoa tiếp nhận và điều trị nội trú cho 1.692 bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh đạt 188%.

Bác sĩ CKI Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân thông tin: Biên chế của khoa là 40 giường bệnh, thực kê 48 giường nhưng tiếp nhận bệnh nhân luôn vượt, có thời điểm điều trị nội trú cùng lúc cho 60 đến gần 70 bệnh nhân. Hiện các kỹ thuật ung bướu nội khoa đã được triển khai tại khoa. Khoa cũng đã triển khai hóa trị hầu hết các bệnh ung thư, kể cả hóa trị bổ trợ, hóa trị tân bổ trợ và hóa trị giảm nhẹ cho những bệnh nhân giai đoạn di căn. Ngoài ra, trong những năm vừa qua đã triển khai điều trị nhắm trúng đích-một trong những kỹ thuật mới trong điều trị nội khoa ung thư; chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối...

Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh cam kết sẽ hỗ trợ, giúp đỡ về chuyên môn và đào tạo ung thư cho các bác sĩ và điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong thời gian tới. Ảnh: Như Nguyện

Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh cam kết sẽ hỗ trợ, giúp đỡ về chuyên môn và đào tạo ung thư cho các bác sĩ và điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong thời gian tới. Ảnh: Như Nguyện

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Hùng, trước đây, bệnh nhân ung thư đều chuyển tuyến trên điều trị. Khi khoa đi vào hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi giúp bệnh nhân điều trị tại chỗ, nhất là các bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, tiền liệt tuyến, phổi, buồng trứng… đã điều trị thường quy. “Hiện chỉ còn một số bệnh lý cần phải xạ trị thì mới chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Việc điều trị tại chỗ giúp bệnh nhân giảm thời gian đi lại, giảm kinh phí điều trị và góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên”- bác sĩ Hùng cho hay.

Bệnh nhân Nguyễn Xuân Tuyến (thôn 6, xã Ia Piơ, huyện Chư Prông) cho biết: Tôi bị ung thư niêm mạc thận. Do chưa biết tỉnh có Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân nên tôi vào TP. Hồ Chí Minh điều trị. Kinh phí đi lại và điều trị bệnh rất cao. Khi biết tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lai có điều trị ung thư nên tôi đến điều trị, vừa thuận lợi cho gia đình chăm sóc và cũng giảm được nhiều chi phí thay vì lên tuyến trên.

Theo thống kê, 10 bệnh ung thư thường gặp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh gồm: Ung thư gan, phổi, đại tràng, dạ dày, vú, trực tràng, buồng trứng, bàng quang, thực quản và tuyến giáp. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tấn Phúc-Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gia Lai cho biết: Trước nhu cầu điều trị lĩnh vực Ung bướu và Y học hạt nhân rất cao, Bệnh viện Đa khoa Gia Lai mong muốn được Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ đào tạo ung thư cơ bản cho 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng; đào tạo ung thư nâng cao cho 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng; đào tạo và chuyển giao kỹ thuật FNA/SA và Core biopsy bướu, hạch, phần mềm; hội chẩn online Lame (những ca hiếm gặp, khó, phân vân…); nhuộm và chẩn đoán hóa mô miễn dịch; hỗ trợ xây dựng, thực hiện mô hình, kỹ thuật tầm soát phát hiện sớm các loại ung thư thường gặp đã nêu trên.

Với sự hỗ trợ và giúp đỡ về chuyên môn của Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân ung bướu Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Với sự hỗ trợ và giúp đỡ về chuyên môn của Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân ung bướu Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Ngoài ra, Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ xây dựng, thực hiện mô hình chăm sóc giảm nhẹ tại nhà; hỗ trợ đào tạo và chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật ung thư: Vú, tuyến giáp, đại trực tràng; tầm soát ung thu cổ tử cung, quy trình, kỹ thuật phẫu trị; hội chẩn trực tuyến cho các ca bệnh nặng…Hỗ trợ xét nghiệm đối với các xét nghiệm sinh học phân tử trong thời gian Bệnh viện Đa khoa Gia Lai chưa triển khai được và đào tạo kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị ung thư cho 2 kỹ thuật viên.

Tại buổi khảo sát, Tiến sĩ, bác sĩ Diệp Bảo Tuấn-Quyền Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh cam kết sẽ hỗ trợ và giúp đỡ về chuyên môn cho Bệnh viện Đa khoa Gia Lai trong thời gian tới theo khả năng và nhu cầu tiếp nhận của đơn vị một cách hiệu quả và thiết thực nhất.

“Trước mắt, Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh sẽ chuyển giao chăm sóc giảm nhẹ tại nhà, sinh thiết lõi và chọc hút kim nhỏ (FNA) dưới hướng dẫn của siêu âm, hội chẩn các ca bệnh và đào tạo về ung thư cho các bác sĩ và điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh, giúp đơn vị có thể triển khai các kỹ thuật này trong thời gian sớm nhất”- tiến sĩ Tuấn nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

(GLO)- Theo Sở Y tế Gia Lai, trong tuần qua, Gia Lai ghi nhận 133 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng 11 ca so với tuần trước, nâng tổng số ca mắc SXH trên toàn tỉnh từ đầu năm 2024 đến ngày 6-11 lên 2.633 ca; không có trường hợp tử vong.