Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống huyện Đak Pơ: Âm vọng suối nguồn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Giấc ngủ êm ả có tiếng mẹ ru, bước chân lên rẫy có bài dân ca làm rộn vui hay những ngày hội ngân vang tiếng nhạc… là những hình dung mà Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc huyện Đak Pơ lần thứ II-2024 đã mang đến cho khán giả. 

Quê hương trong lời hát

Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc do UBND huyện Đak Pơ tổ chức ngày 13-6 tại Hội trường 24-6. Hơn 300 diễn viên và nghệ nhân đến từ 11 đơn vị đã cống hiến gần 60 tiết mục hát múa, diễn tấu đặc sắc, mãn nhãn. Đó là những âm vọng như suối nguồn, nhắc nhớ sâu xa về quê hương, cội rễ.

Một tiết mục hát dân ca kết hợp trình diễn nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc huyện Đak Pơ. Ảnh: P.D

Một tiết mục hát dân ca kết hợp trình diễn nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc huyện Đak Pơ. Ảnh: P.D

Bà Bùi Thị Thương-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao huyện Đak Pơ năm 2024-thông tin: Liên hoan là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954-24/6/2024), tôn vinh và khích lệ phong trào hát ru, hát dân ca, trình diễn nhạc cụ truyền thống trong các tầng lớp nhân dân. Đây cũng là dịp lựa chọn, bồi dưỡng các nghệ nhân xuất sắc tham gia Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-2024.

Tại liên hoan, các diễn viên, nghệ nhân đã trình diễn những bài hát ru, hát dân ca gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Nội dung chương trình phong phú với các ca khúc mang đủ đặc trưng vùng miền trong cả nước. Từ hát ru, dân ca ba miền như “Bèo dạt mây trôi”, “Lý mười thương”, “Lý chiều chiều”, “Ru con”… đến những khúc hát đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên như “Ru em”, “Đám mây kẹo bông”, “Chờ mẹ dệt vải”, “Đính ước”… đều gợi nhiều cảm xúc đẹp.

Bế mạc liên hoan, về giải toàn đoàn, Ban tổ chức đã trao giải A cho xã An Thành, giải B cho xã Yang Bắc; 2 giải C thuộc về xã Ya Hội và Phú An. Về giải cá nhân, giải nhất thể loại đơn ca và tốp ca được trao cho xã Ya Hội. Xã An Thành giành giải nhất song ca-tam ca và biểu diễn nhạc cụ truyền thống. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 2 giải cho diễn viên triển vọng.

Trò chuyện với P.V, bà Phan Thị Hồng Vân (63 tuổi, xã Hà Tam)-một trong những nghệ nhân lớn tuổi nhất liên hoan-cho hay, bà di cư từ Huế vào Hà Tam từ những năm 60 của thế kỷ trước.

Sau khi trình diễn bài hát ru: “Ru con ru cả tiếng lòng” đúng chất miền Trung, bà Vân chia sẻ: “Lâu lắm rồi, tôi mới cất lên lời ru vì con cháu đều đã lớn. Lời ru sẽ nuôi dưỡng tâm hồn bằng sự nhẹ nhàng, thanh thoát, êm đềm. Đó là kỷ niệm đáng nhớ đối với tuổi thơ của bất kỳ ai. Vì vậy, cần tổ chức những liên hoan như thế này để thế hệ sau hiểu thêm về hát ru, để tình yêu quê hương thấm đẫm trong lòng”.

Tại liên hoan, những bài dân ca, hát ru của đồng bào Bahnar vùng Đông Trường Sơn cũng mang đến cho khán giả thật nhiều xúc cảm. Đơn cử, bài hát “Khúc chị ru em” (lời mới “Đám mây thành kẹo bông”) do diễn viên khối công nhân viên chức biểu diễn đủ sức khiến người nghe lay động: “Lời ru êm ái hát xuyên tuổi thơ trong nắng/Đừng khóc con ơi mẹ biến đám mây thành kẹo bông/Em ơi đừng khóc nhé em chị biến gió mưa thành mật ong”.

Với bài hát ru mang đậm âm hưởng Bahnar, 2 cô gái trẻ Đinh Thị Khanh-Đinh Thị Klech (thị trấn Đak Pơ) mang đến một ấn tượng rất riêng qua phần thể hiện bài hát “Chờ mẹ dệt vải” chất chứa những lời dịu ngọt: “Ngủ ngoan con này, ngủ ngoan để cho mẹ dệt áo ngoan nào, ớ con con ngoan con”. Đinh Thị Khanh kể, từ nhỏ, Khanh đã được nghe mẹ hát ru và những lời êm ái ấy theo cô lớn lên. “Mỗi khi hát bài này mình lại thấy nhớ mẹ. Mẹ mất cũng gần 20 năm rồi”-Khanh quay đi lau nước mắt.

Trao truyền thế hệ

Cùng những lời hát ru êm đềm hay câu dân ca dặt dìu, âm thanh nhạc cụ truyền thống reo ngân tại liên hoan cũng đã cho thấy nỗ lực gìn giữ bản sắc của những chủ nhân văn hóa trên vùng đất Đak Pơ. Trong bản hòa ca các loại nhạc cụ truyền thống, bên cạnh đàn bầu, sáo… diễn viên các đoàn cũng phô diễn những thanh âm đa sắc màu dân tộc như đàn t’rưng, klông pút, goong, khèn, đàn đá… thông qua hình thức độc tấu, song tấu, hòa tấu.

Có thể kể đến các tiết mục như: độc tấu đàn goong “Pơ kao rung reng” (nghệ nhân Đinh Ruk, thị trấn Đak Pơ); hòa tấu đàn đá Jor Nốt (tốp nam xã An Thành); độc tấu t’rưng “Gặt lúa Đông Xuân” (nghệ nhân Đinh Khươnh, xã Phú An); độc tấu “Thanh âm núi rừng (nghệ nhân Đinh Srech, xã Yang Bắc); độc tấu “Tiếng khèn gọi mùa xuân” (nghệ nhân Lý Thiên Toàn, xã Ya Hội)…

Sự trao truyền thế hệ trong đội hình của đoàn diễn viên, nghệ nhân thị trấn Đak Pơ tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc huyện Đak Pơ. Ảnh: Phương Duyên

Sự trao truyền thế hệ trong đội hình của đoàn diễn viên, nghệ nhân thị trấn Đak Pơ tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc huyện Đak Pơ. Ảnh: Phương Duyên

Một trong những đoàn có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo tại liên hoan là xã An Thành. Cả 6 tiết mục đều có sự hỗ trợ của nhiều loại nhạc cụ như t’rưng, klông pút, cồng chiêng, đàn đá… Đáng nói, các thành viên trong đoàn, với nhiều lứa tuổi khác nhau, đã cho thấy sự kế thừa và trao truyền thế hệ.

Nghệ nhân trẻ Đinh Byưm chia sẻ, đây là lần đầu tiên anh tham gia một liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống. Sự tự tin sau các tiết mục đã khiến anh có thêm động lực để trao lại tình yêu văn hóa dân tộc cho các em, các cháu trong làng Kuk Đak.

Một trong những nghệ nhân nhỏ tuổi nhất liên hoan, em Đinh Thị Thi Un (8 tuổi, thị trấn Đak Pơ) cũng gây bất ngờ khi tham gia tốp ca hát bài “Ru em”. Un cho hay, em có em nhỏ mới 2 tuổi và thường hát ru em bằng những câu thương yêu: “Ơi em… Như chim non bé xinh, chim chơ rao đáng yêu, chim non chưa biết bay, chim non hót chưa hay, trong vòng tay chị yêu”.

Sự trao truyền thế hệ sẽ tiếp tục được tiếp nối nếu các nghệ nhân “nhí” như Un vẫn nuôi tình yêu với những khúc hát đậm đà bản sắc như thế.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.