“Để gió cuốn đi”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chúng ta thường dùng câu “Nhân vô thập toàn” để dỗ dành bản thân khi làm sai một điều gì đó hoặc để biện minh về hành vi của mình và mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ.

Cũng có khi điều đó là để bao biện cho một người thứ ba mà mình muốn bảo vệ hay cố thuyết phục ai đó trong từng tình huống cụ thể. Có lẽ, câu nói này cũng có tác dụng như một liều thuốc giảm đau để trung hòa cảm xúc và cân bằng những trạng huống xảy ra trong đời.

Con người không có ai hoàn hảo cả. Trong hành trình làm người, chẳng ai dám khẳng định rằng mình chưa bao giờ làm điều gì có lỗi với ai, chưa sai phạm trong công việc, chưa vô tình hoặc cố ý làm người nào đó tổn thương.

Và ngược lại, sẽ có nhiều người, nhiều mối quan hệ đã ít nhiều khiến niềm tin của chúng ta đổ vỡ. Những tổn thương ấy có khi đã lành nhưng những vết sẹo để lại đôi lúc lại khiến lòng nhức nhối.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Mỗi người sẽ có một cách để tự chữa lành cho mình. Người thì nhẹ lòng buông bỏ cho qua. Người lại ôm nỗi đau chờ ngày trả lại. Dẫu chọn cách nào thì rõ ràng rằng trong lòng họ đã có những tháng ngày trải nghiệm nỗi đau cùng sự trăn trở, day dứt khôn nguôi.

Từ nhỏ, chúng ta được cha mẹ dạy cho câu “xin lỗi” khi lỡ làm điều gì sai quấy và lời “cảm ơn” khi ai đó giúp đỡ mình. Hẳn là trong cuộc đời mình, chúng ta đã sử dụng 2 từ đó rất nhiều. Thực ra, khi nhận về từ “xin lỗi” của người khác cũng là lúc từ “tha thứ” xuất hiện và chúng ta lại dằng co nội tâm để có thể thong thả gật đầu. Vậy, việc tha thứ liệu có dễ dàng?

Tôi thường lùi lại một nhịp trước những việc xảy ra để chọn cho mình một cách ứng xử phù hợp nhất trong mọi tình huống. Khoảng lặng ấy là lúc tôi tự đấu tranh với chính mình, lắng nghe trái tim mình lên tiếng. Công thức lùi lại một nhịp luôn giúp tôi giữ được sự bình tĩnh và vượt qua các trạng huống cảm xúc, đặc biệt là sự tha thứ.

Thế nhưng, để làm được điều ấy cũng không hề dễ dàng. Học và hành được sự bao dung thực sự khó. Chỉ có sự bao dung mới làm cho lòng mình mở ra những miền thanh thản nhẹ nhàng. Khi chúng ta trao đi sự tha thứ cho người, như gieo một hạt giống lành, để một ngày nào đó nếu lỡ chúng ta vô tình làm ai đó đau lòng, biết đâu chúng ta cũng sẽ nhận lại được sự tha thứ của người.

Nhà tâm lý học người Mỹ Everett Worthington cũng từng nói: “Có rất nhiều lợi ích cho người biết tha thứ. Nó làm giảm sự suy ngẫm vốn đang lặp đi lặp lại mọi thứ trong tâm trí chúng ta”. Vậy hóa ra, khi ta mở lòng, hạnh phúc sẽ nhẹ nhàng đến với mình. Ấy chính là sự giải thoát cho ta khỏi những cảm xúc tiêu cực để tâm hồn được thư thái, an lành hơn.

Trong đời, hẳn là ta sẽ gặp một vài biến cố. Vượt qua hay gục ngã đều phụ thuộc hoàn toàn ở ý chí, nghị lực và sức chịu đựng của chính mình. Vậy nên, hãy đặt nỗi buồn của mình ở lại và tiếp tục bước đi. Lòng vị tha sẽ là dòng suối mát lành, nơi đó thân tâm ta sẽ được thanh thản.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trên đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Và, khi đó, điều còn lại cùng chúng ta sẽ là những hạnh phúc dịu dàng, bình dị.

Có thể bạn quan tâm

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Nhớ thu xưa

Nhớ thu xưa

(GLO)- Ngày ấy, khi những cây mù u trong vườn nhà nở chùm hoa trắng phảng phất hương thơm thì tôi biết trời đã sang thu.
Thân thương quà tặng

Thân thương quà tặng

(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!
Gác bếp ngày mưa

Gác bếp ngày mưa

Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván.
Sự chân thành

Sự chân thành

(GLO)- Sau khi bố mất, bạn tôi đưa mẹ lên thành phố sống cùng. Vì vốn quen với cuộc sống nông thôn, với anh em, hàng xóm láng giềng ở quê nên bà thường bảo buồn, muốn về nhà. Con cái động viên kiểu gì bà cũng không chịu ở.

Hoàng hôn Tây Nguyên

Hoàng hôn Tây Nguyên

(GLO)- “Người đã hẹn đi về phía núi/để thấy hàng thông châm lá vào chiều/khi nỗi nhớ gối lên hoàng hôn ngủ/ta thành ngọn đá chờ trông”. Văng vẳng bên tai mấy câu thơ trong bài “Đá núi” của tác giả Lữ Hồng, khi tôi đang lặng người ngắm hoàng hôn buông nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Hương mùa thu

Hương mùa thu

(GLO)- Miền Trung quê tôi không có mùa thu như ngoài Bắc. Nhưng ấn tượng về mùa thu trong tuổi thơ tôi là mùa thị chín vàng ươm.
Căn bếp ngày xưa

Căn bếp ngày xưa

(GLO)- Con trai tôi từ nhà hàng xóm trở về với khuôn mặt đầy nhọ. Thằng bé nhoẻn miệng cười tươi, trên tay là củ khoai lang nướng. Con đưa tay quệt ngang trán, lớp nhọ trộn lẫn với mồ hôi khiến mặt càng thêm nhem nhuốc. Chỉ bấy nhiêu thôi mà lòng tôi lại rộn lên bao xúc cảm.

Chiếc đèn bão

Chiếc đèn bão

(GLO)- Mấy hôm nay, trời mưa dầm dề khiến tôi lại nhớ tới chiếc đèn bão. Mẹ tôi nói, chiếc đèn này có mặt trong gia đình trước lúc tôi chào đời. Sở dĩ người ta gọi là đèn bão vì nó có khả năng chịu gió bão rất tốt.
Tình bạn

Tình bạn

(GLO)- Tôi có một ông bạn đã quá cố. Khi còn sống, cuộc sống gia đình ông không mấy hạnh phúc. Bù lại, ông có rất nhiều bạn.

“Như vị muối chung lòng biển mặn”

“Như vị muối chung lòng biển mặn”

(GLO)- Nhiều lần, tôi thử đứng trước những cánh đồng muối để tìm cho được vẻ đẹp lấp lánh trong những câu chuyện về đời muối. Những hạt muối đi vào đời sống, nếp nghĩ của bao người và chứa đựng cả một đại dương yêu thương.