Đại học Quốc gia Hà Nội đã có 36 nhóm nghiên cứu mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến nay, Đại học Quốc gia Hà Nội có 36 nhóm nghiên cứu đã được công nhận là nhóm nghiên cứu mạnh, dẫn dắt trong nhiều lĩnh vực khoa học, hướng nghiên cứu tiên tiến trong nước và khu vực.
Đại học Quốc gia Hà Nội. (Nguồn: vnu.edu.vn)
Đại học Quốc gia Hà Nội. (Nguồn: vnu.edu.vn)

Ngày 15/5, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà khoa học nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) nhằm tôn vinh, ghi nhận đóng góp của các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, phát triển các sản phẩm và giải pháp khoa học-công nghệ hữu ích.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân khẳng định Đại học Quốc gia Hà Nội có sứ mệnh phát triển các ngành khoa học cơ bản, đào tạo sau đại học, ươm tạo và bồi dưỡng nhân tài.

Hiện nay, cơ cấu đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội đã có sự thay đổi rất tích cực theo hướng đẩy mạnh đào tạo khối ngành kỹ thuật-công nghệ, khối ngành công nghiệp sáng tạo. Đồng thời, đơn vị đang xây dựng đề án “Đầu tư, phát triển các ngành Khoa học cơ bản” và tiếp tục xây dựng cơ chế ưu tiên đầu tư kinh phí đào tạo nhân tài trong lĩnh vực khoa học cơ bản.

Cùng với đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đã xây dựng Chương trình ươm tạo tài năng bậc Trung học Phổ thông (VNU12+), thí điểm cho phép học sinh từ lớp 10 chọn ngành nghề đại học, được định hướng nghề nghiệp và học sớm một số học phần đại học. Đặc biệt, nhà trường có chính sách ưu tiên cho học sinh chọn học các ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệ mũi nhọn ngay từ lớp 11.

Ông Lê Quân chia sẻ để thực hiện Đề án phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, hoạt động khoa học và công nghệ cần có bước đột phá, tiến gần đến tiêu chuẩn quốc tế. Các nhà khoa học phải có khả năng chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, giảng dạy và tham gia hoạt động học thuật quốc tế.

Để hiện thực hóa mô hình đại học đổi mới sáng tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác, kết nối với doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tài chính nhằm huy động các nguồn lực của doanh nghiệp, doanh nhân cùng cộng hưởng với nguồn lực nhà trường là các chuyên gia, nhà khoa học uy tín tầm quốc gia, quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ.

Các nguồn lực ưu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian tới sẽ tập trung vào hoạt động khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực quản lý chất lượng cao; đầu tư trực tiếp cho những nhóm nghiên cứu mạnh, phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu trọng điểm và các nhà khoa học xuất sắc.

Báo cáo về hoạt động khoa học-công nghệ, chính sách phát triển khoa học-công nghệ, Trưởng ban Khoa học và Công nghệ Trần Thị Thanh Tú cho biết Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về số lượng và chất lượng các công trình khoa học với tỷ lệ công bố thuộc danh mục Scopus gia tăng trung bình khoảng 16%/năm và chiếm khoảng 10% tổng số công bố quốc tế của cả nước. Số lượng công bố thuộc danh mục WoS/Scopus tăng dần theo các giai đoạn.

Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội đóng góp gần 2.000 bài báo theo chuẩn ISI và Scopus mỗi năm, gần 100 sáng chế, giải pháp hữu ích, 15 sản phẩm chuyển giao và khởi nghiệp. Đây là nền tảng giúp gia tăng uy tín của Đại học Quốc gia Hà Nội trong tư vấn chính sách cho các cơ quan Trung ương, hợp tác với đối tác triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ, phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương, chuyển giao kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp.

Nhằm tăng cường thu hút, đãi ngộ, trọng dụng nhà khoa học và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách để tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ đơn vị cũng như đội ngũ nhà khoa học như quy định về chế độ ưu đãi nhóm nghiên cứu mạnh; quy định chế độ làm việc đối với giảng viên; giải thưởng Nhà giáo Đại học Quốc gia Hà Nội được xét hàng năm dành cho giảng viên xuất sắc; vinh danh nhà khoa học xuất sắc; thí điểm chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ khoa học trẻ; chương trình ươm tạo nhà khoa học cho giảng viên, sinh viên…

Đến nay, Đại học Quốc gia Hà Nội có 36 nhóm nghiên cứu đã được công nhận là nhóm nghiên cứu mạnh, dẫn dắt trong nhiều lĩnh vực khoa học, hướng nghiên cứu tiên tiến trong nước và khu vực.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội đã lắng nghe ý kiến chia sẻ của các nhà khoa học về vướng mắc trong cơ chế cũng như đề xuất tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà khoa học yên tâm công tác và cống hiến cho khoa học; các nhà khoa học giành thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo năm 2023 đã được nhận Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.

Ảnh: Internet

Trút giận vào đâu?

(GLO)- Tại Hà Nội vừa xuất hiện một dịch vụ mới lạ được nhiều người tìm đến, nhất là giới trẻ, đó là “dịch vụ trút giận”. Dịch vụ này cho phép người đăng ký được tự do đập phá nhiều thứ để giải tỏa cơn giận nhất thời.

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

(GLO)- Để phòng ngừa cháy nổ, các trường THPT trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư lắp đặt thiết bị, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định và tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra cho đội ngũ giáo viên và học sinh.