Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.

Bà Nguyễn Thị Đang là đầu bếp chính trong lễ cúng mùa xuân năm nay tại miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê). Bà cho biết: Nguyên liệu nấu món xáo chuối là cây chuối non và lòng bò. Người ta thường chọn giống chuối hột hoặc chuối sứ để có vị ngọt. Cây chuối mang về bóc mấy bẹ già bên ngoài rồi thái mỏng theo chiều ngang thân chuối và ngâm nước cho khỏi đen. Lòng bò được làm sạch, cắt vừa ăn, trụng nước sôi và đổ xả vài lần cho hết mùi hôi. Gia vị chính của món này là sả xắt nhỏ, phi vàng cùng tỏi rồi bỏ lòng bò vào xào. Khi lòng bò chín thì bỏ chuối đã xắt vào hầm cho nhừ.

Từ những ngôi đình có lịch sử xa xưa nhất như đình An Khê (phường Tây Sơn), đình Cửu An (xã Cửu An, thị xã An Khê) đến những ngôi miếu nhỏ ra đời muộn hơn như miếu An Tập (xã Phú An, huyện Đak Pơ), miếu Tân Hội (xã Tân An, huyện Đak Pơ), trên mâm cỗ cúng mùa xuân đều có món xáo chuối. Theo ông Nguyễn Đình Khương-Chánh bái miếu An Tân (phường An Tân, thị xã An Khê), món ăn này có từ thời Tây Sơn.

Còn ông Nguyễn Thanh Luân-Phụng tế đình Cửu An thì kể lại một truyền thuyết dân gian phổ biến tại địa phương này: Trong một lần đi săn, Nguyễn Nhạc bắt được con bò rừng. Do binh lính đông mà số thịt ít ỏi nên Nguyễn Nhạc sai quân chặt cây chuối non xắt nhỏ trộn với thịt bò chia ra nấu thành món xáo chuối. Thế là mỗi người đều có 1 bát.

Ông Nguyễn Đình Khương-Chánh bái miếu An Tân (phường An Tân, thị xã An Khê) giới thiệu món xáo chuối tại lễ cúng mùa xuân. Ảnh: L.H.S

Ông Nguyễn Đình Khương-Chánh bái miếu An Tân (phường An Tân, thị xã An Khê) giới thiệu món xáo chuối tại lễ cúng mùa xuân. Ảnh: L.H.S

Ông Lưu Trung Dũng-Chủ tịch UBND phường An Bình (thị xã An Khê) cho biết thêm, món xáo chuối cũng phổ biến tại vùng Bình Định. Thế nên, có lẽ món ăn này phát sinh từ dân gian, thời đói khổ, gạo thịt hiếm hoi, người dân phải ăn độn nhiều thứ trong bữa cơm hàng ngày. Và, món xáo chuối cũng ra đời trong hoàn cảnh ấy. Hiện nay, đời sống người dân đã khấm khá hơn, món xáo chuối gần như không còn xuất hiện trong mâm cơm của nhiều gia đình. Nhưng để ghi nhớ những năm tháng cơ cực của các tiền nhân khai hoang lập làng gắn với món xáo chuối, người Tây Sơn thượng vẫn giữ gìn món xáo chuối trong ngày cúng đình miếu để tri ân tổ tiên và kỷ niệm nhắc nhở con cháu thế hệ sau đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Trong lịch sử, vùng Tây Sơn thượng là mảnh đất thể hiện nét đẹp tình đoàn kết giao hảo Kinh-Thượng từ thời Tây Sơn. Trong văn hóa ẩm thực của người Bahnar, Jrai, chuối cây cũng là một món ăn phổ biến, món “adret” của người Bahnar và món “grên hbai” của người Jrai cũng gần với món xáo chuối của người Kinh. Anh Chánh (người Bahnar ở làng Đe Klanh, xã Đak Krong, huyện Đak Đoa) miêu tả quy cách làm món này như sau: Đầu tiên, chặt cây chuối hột rừng còn non, bóc bẹ ngoài, xắt mỏng, bóp nát và lấy đũa khuấy để vớt tơ xơ chuối bỏ đi. Tiếp đó, thịt (heo, bò, trâu) cắt nhỏ vừa ăn xào cho săn, đổ nước vào nấu sôi, rồi bỏ chuối và gia vị (muối, bột ngọt) nấu cho chín. Anh cho biết thêm, món “adret” thường được dùng trong bữa ăn hàng ngày và các lễ hội như một món “ăn thêm” để bữa ăn thêm phong phú. Còn theo lời kể của chị Ngla (người Jrai ở làng Brel, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) thì món “grên hbai” của người Jrai cũng tương tự như trên, nhưng có thêm gạo ngâm giã nát thành bột nấu chung thành “cháo chuối”.

Như vậy, tại vùng Tây Sơn thượng, món xáo chuối của người Kinh và món chuối cây của người Bahnar, Jrai có khá nhiều sự tương đồng. Trước hết, đó là món ăn có truyền thống lâu đời của các cư dân khác nhau tại vùng đất này. Thứ hai, nguyên liệu chính của món ăn là chuối cây và thịt. Thứ ba, món ăn phổ biến trong bữa tiệc chung của cả dân làng khi vào ngày lễ hội. Thứ tư, món ăn này có giá trị và ý nghĩa thiêng liêng bởi gắn với lịch sử và văn hóa của cộng đồng. Sự gần gũi ấy khiến chúng ta có thể nghĩ rằng món ăn này cũng có thể là kết quả hoặc một phần kết quả từ quá trình giao lưu tiếp xúc giữa các dân tộc anh em thời trước.

Có thể bạn quan tâm

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.
Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Với mong muốn mang đến hương vị phong phú của các món ăn Việt Nam khác nhau đến với người dân Nam Phi, ngày 2/3, nhà hàng Obento tại thành phố Johannesburg đã tổ chức sự kiện Ẩm thực Việt Nam được đông đảo thực khách địa phương quan tâm.
Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.
Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

(GLO)- Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh.
Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

(GLO)- Ngày 22-9, Ban Quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung”. Đây là sản phẩm của mô hình sản xuất rượu ghè từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

(GLO)- Ẩm thực ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gắn với nhiều loài cây lá, hoa trái mang vị đắng có tác dụng thanh nhiệt. Đó có thể chính là kinh nghiệm tích lũy truyền đời của cư dân vùng đất này, như một cách thích nghi với khí hậu hanh khô nắng nóng. Theo thời gian, người dân nơi đây đã biến những vị thuốc thành món ăn theo một cách thức thật kỳ diệu.